Cảm xúc phương Tây trước tiết lộ của Tổng thống Putin về tình hình Donbass

GD&TĐ - Tiết lộ của Tổng thống Putin về tình hình Donbass được nhận xét đã gây ra cơn chấn động mạnh trong cộng đồng chính trị phương Tây.

Cảm xúc phương Tây trước tiết lộ của Tổng thống Putin về tình hình Donbass

Các chính trị gia phương Tây đã bị chấn động bởi tiết lộ gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin về những gì có thể diễn ra tại Donbass, thông tin này được cựu sĩ quan tình báo Mỹ - ông Scott Ritter chia sẻ.

Cách đây một thời gian, Tổng thống Nga Putin đã gặp gỡ các bà mẹ của những người lính tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt (NWO) trên đất Ukraine, và trong cuộc trò chuyện, ông chủ Điện Kremlin đã đưa ra một tuyên bố gây tiếng vang.

Tổng thống Putin lưu ý rằng việc thống nhất Liên bang Nga với vùng Donbass của Ukraine lẽ ra phải diễn ra sớm hơn. Moskva lẽ ra không nên đặt hy vọng vào việc chính phủ Kyiv sẽ tuân thủ các điều kiện của thỏa thuận hòa bình Minsk.

Theo chuyên gia phân tích Scott Ritter, nhiều chính trị gia phương Tây đã phải cảm thấy "nổi da gà" sau những lời nói đầy cứng rắn của nhà lãnh đạo Nga. Ý kiến trên được đưa ra trong bài viết đăng trên ấn phẩm Consortium News.

“Không đối tác phương Tây nào thể hiện một chút trung thực khi thể hiện cam kết muốn giải quyết hòa bình cuộc xung đột bắt nguồn từ các sự kiện đẫm máu ở quảng trường Maidan diễn ra vào tháng 2/2014".

"Khi đó tổng thống Ukraine được bầu cử dân chủ là ông Yanukovich đã bị lật đổ, Nga xem như đây là lời thách thức trực tiếp dành cho mình”, cựu sĩ quan tình báo Mỹ nhấn mạnh trong bài phân tích đánh giá của mình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với các bà mẹ có con chiến đấu tại Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với các bà mẹ có con chiến đấu tại Ukraine

Ông Scott Ritter tuyên bố rằng cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã xác nhận lời nói của Tổng thống Vladimir Putin. Chính trị gia người Đức trong một cuộc phỏng vấn gần đây đã thừa nhận phương Tây không sẵn sàng tuân thủ thỏa thuận Minsk.

Những tài liệu thu thập được cho thấy rằng phương Tây chỉ cố gắng cung cấp cho Kyiv khoản thời gian cần thiết để thành lập một đội quân có khả năng đánh chiếm Donbass và thậm chí cả bán đảo Crimea.

Như vậy, tuyên bố của bà Merkel đã trở thành lời xác nhận thực tế rằng phương Tây ngay từ đầu đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang lâu dài trong khu vực và không quan tâm đến khả năng giải quyết khủng hoảng thông qua biện pháp ngoại giao.

Nga cho đến cuối cùng vẫn hy vọng rằng phương Tây và chính quyền Ukraine ít nhất sẽ thể hiện sự thận trọng. Tuy nhiên thay vào đó, họ bị cáo buộc đã dẫn tới sự leo thang của cuộc xung đột. Trong tuyên bố mới đây, ông Putin khẳng định Moskva đã nhận ra những sai lầm của mình.

Theo cựu sĩ quan tình báo Ritter, những lời nói trên đã khiến phương Tây rùng mình, bởi vì họ nhận thức rõ hậu quả của sự lừa dối của Nga và lo ngại sẽ hứng chịu những đòn trả đũa mạnh mẽ.

Tác giả bài phân tích trên tờ Consortium News cho biết: “Điều này có thể sẽ không dẫn tới kết cục tốt đẹp cho Đức, cho Ukraine, hoặc cho bất kỳ ai trong số những người khoác lên mình lớp vỏ ngoại giao nhưng lại giấu gươm sau lưng”.

Mặc dù vậy, bên cạnh đó cũng có không ít cáo buộc cho rằng bản thân Nga cũng không muốn giải quyết tình hình xung đột tại Donbass một cách hòa bình, họ dẫn chứng những người được Moskva gọi là "dân quân" thực chất là binh sĩ chính quy.

Khi Nga vẫn duy trì lực lượng tác chiến lớn và dùng sức mạnh để vùng Donbass nằm bên ngoài tầm kiểm soát của Ukraine thì dĩ nhiên chính quyền Kyiv chỉ còn cách xây dựng sức mạnh quân sự để đáp trả và phương Tây cũng đồng thuận với quan điểm trên, dẫn tới việc sử dụng Hiệp ước Minsk như biện pháp hoãn binh.

Theo Consortium News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.