Cái giá của căn cứ huấn luyện F-16

GD&TĐ - Romania vừa khánh thành trung tâm huấn luyện phi công F-16 mới phục vụ Ukraine và các đồng minh NATO của Bucharest.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bên chiếc F-16 tại căn cứ Eindhoven, Hà Lan.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bên chiếc F-16 tại căn cứ Eindhoven, Hà Lan.

Mục đích

Cơ sở này nhằm cải thiện "khả năng tương tác" và giúp khối NATO đối mặt với "những thách thức phức tạp" trong khu vực. Nhưng có những lý do khác về căn cứ này mà NATO không đặc biệt muốn công khai, Trung tá Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Romania Angel Tilvar và người đồng cấp Hà Lan Kasia Ollongren đã chủ trì lễ khánh thành Trung tâm Huấn luyện Máy bay chiến đấu Châu Âu tại thị trấn Fetesti phía đông nam Romania vào hôm 14/11, với cơ sở này được thiết lập để đào tạo cả phi công NATO và Ukraine lái máy bay phản lực do phương Tây tài trợ.

Năm chiếc F-16 do Hà Lan viện trợ đã đến căn cứ vào tuần trước và dự kiến ​​sẽ có thêm 13 chiếc nữa trong những tuần tới.

Căn cứ Fetesti là sản phẩm hợp tác giữa Không quân Romania, quân đội Hà Lan, Đan Mạch và nhà sản xuất F-16 Lockheed Martin.

"Chúng tôi đang khám phá những cách hội nhập hiệu quả nhất để đào tạo phi công Ukraine. Trung tâm huấn luyện F-16 Châu Âu tăng cường quan hệ đối tác quốc tế của chúng tôi để chống lại các mối đe dọa trong khu vực.

Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là đào tạo một số lượng đáng kể phi công F-16 mới mà còn đạt được bằng cấp mới cho những người đã vận hành F-16", Bộ trưởng Tilvar cho biết trong lễ khánh thành.

Đại sứ Mỹ tại Romania Kathleen Kavalec tiết lộ chắc chắn rằng việc xây dựng căn cứ này có liên quan trực tiếp đến chiến lược Nga của NATO, đồng thời cho biết liên minh phương Tây không chỉ huấn luyện F-16 mà còn cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ quân sự để đáp lại hành động của Nga tại Ukraine.

Lễ khánh thành trung tâm huấn luyện Fetesti diễn ra sau khi hoàn thành một phần dự án xây dựng của Lực lượng Không quân Mỹ trị giá 100 triệu USD tại Campia Turzii, một căn cứ quân sự cách Bucharest khoảng 300 km về phía Tây Bắc vào tháng 9.

Theo quân đội Mỹ, dự án đó đã tạo ra các cơ sở điều hành phi đội mới, một nhà chứa máy bay rộng 10 ngàn mét vuông và một bãi đậu xe mới, với các cơ sở dự kiến ​​trở thành "trung tâm thần kinh" để lập kế hoạch và chỉ đạo các nhiệm vụ từ căn cứ.

"Những dự án này giúp đảm bảo căn cứ có thể hỗ trợ hoạt động của máy bay và phi hành đoàn của Mỹ và NATO", một chỉ huy của căn cứ Campia Turzii cho biết.

Lầu Năm Góc đã cam kết tài trợ riêng thêm 220 triệu USD cho việc xây dựng và nâng cấp căn cứ ở những nơi khác ở Romania, bao gồm Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu ở phía đông nam Romania gần bờ Biển Đen của nước này và một căn cứ huấn luyện gần thị trấn Cincu, miền trung Romania.

Mỹ có ít nhất 4.000 binh sĩ thuộc Sư đoàn Dù 101 tại Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu và thường xuyên triển khai các máy bay chiến đấu của Không quân đến nước này để thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát trên không.

Lầu Năm Góc cũng vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore tại Căn cứ quân sự Deveselu ở phía tây nam Romania. Moscow đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 của cơ sở này có thể dễ dàng được hiệu chỉnh để bắn tên lửa hành trình Tomahawk tầm xa mang đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.

Kế hoạch dài hạn

Theo Trung tá Karen Kwiatkowski, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Romania không phải ngẫu nhiên mà thể hiện chiến lược lâu dài là muốn kết nạp các quốc gia Đông Âu vào NATO nhằm mục đích mở rộng khối hơn.

"Khi Tây Âu ngày càng hạn chế cả hoạt động huấn luyện trên không và trên mặt đất của NATO, do các lo ngại về chính trị, dân số và môi trường, NATO và Mỹ đã tìm cách sử dụng các quốc gia NATO mới hơn, nghèo hơn, ít dân cư hơn và có cơ cấu quản lý kém mạnh mẽ hơn", bà Kwiatkowski nói.

Trên hết, nhà quan sát cho biết, các cơ sở mới mang lại cho khối phương Tây thêm lợi ích là có thể huấn luyện "ngay bên cạnh lãnh thổ Nga".

"Trung tâm huấn luyện Máy bay Chiến đấu Fetesti sẽ giúp NATO tập trung vào Ukraine và phần lớn Biển Đen, với tư cách là tiền đồn và khu vực huấn luyện và hoạt động chính của NATO trong tương lai", Kwiatkowski nói, đồng thời cảnh báo rằng quyết định đặt trung tâm đào tạo phi công Ukraine quá gần Nga để huấn luyện sẽ đe dọa gây ra "một cuộc đối đầu không cần thiết về Ukraine hoặc Biển Đen giữa châu Âu và Nga".

Romania được gì?

Theo Trung tá Kwiatkowski, trung tâm huấn luyện sẽ không giúp cải thiện tình hình an ninh của Bucharest nhưng được thành lập dựa trên các cân nhắc tài chính, các cơ hội đầu tư và cho vay trong tương lai cũng như lợi ích chính trị mà các chính trị gia Romania và có lẽ cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảm thấy họ đạt được khi liên minh chặt chẽ với NATO và Mỹ.

Trong khi đó, sự quan tâm của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Ukraine giảm mạnh trong bối cảnh xung đột Gaza và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến ​​diễn ra vào năm tới, nơi có khả năng một ứng cử viên không thân thiện với Ukraine lên nắm quyền và "giao nhiệm vụ dọn dẹp" cuộc khủng hoảng ủy nhiệm cho chính các nước châu Âu có vẻ hợp lý đối với các nhà hoạch định chính sách tân bảo thủ.

Đối với những người châu Âu bình thường, bao gồm cả người Romania, tất cả những gì họ có thể mong đợi từ căn cứ mới tại Fetesti là nhiều máy bay chiến đấu ồn ào hơn bay trên đầu, ô nhiễm nhiều hơn do dấu chân quân sự mở rộng của NATO, nguy cơ tai nạn huấn luyện và mối đe dọa cộng đồng địa phương bị nhắm tới nếu Căng thẳng với Nga leo thang thành chiến tranh nóng.

Clip pháo tự hành AS-90 Anh cung cấp cho Ukraine bị Nga phá hủy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ