Cách thoát hiểm như một lính đặc nhiệm kỳ cựu của Mỹ

Lúc thoát hiểm, rất nên tuân thủ các nguyên tắc và kinh nghiệm của lính đặc nhiệm để bảo toàn mạng sống.

Cách thoát hiểm như một lính đặc nhiệm kỳ cựu của Mỹ

Nguyên tắc đầu tiên là phải bình tĩnh, không hoảng loạn, nếu không, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

cach thoat hiem nhu mot linh dac nhiem ky cuu cua my hinh 0
Lính đặc nhiệm Mỹ. Ảnh: Bộ chỉ huy đặc nhiệm.

Nếu đối mặt với một mối đe dọa mà mình không vượt qua được thì tốt nhất là nên “ù té chạy”. Tuy nhiên, “chạy” cũng có năm bảy dạng và cần phân biệt giữa chạy một cách hoảng loạn và trốn tránh một cách chủ động.

Mike Glover, một cựu binh trong lực lượng đặc nhiệm lục quân Mỹ, cho biết: “Để thành công trong việc trốn tránh một kẻ nào đó hoặc một điều gì đó thì cần lên kế hoạch, và đưa ra một quyết định rõ ràng, duy trì nhận thức tình hình”.

Ông Glover hiện là Tổng giám đốc của công ty FieldCraftLLC chuyên hướng dẫn dân thường cách sinh tồn trước thảm họa thiên nhiên và những tình huống nguy hiểm.

Theo Glover giải thích, việc lên kế hoạch trước là ưu tiên số 1. Chúng ta có thể trông cậy vào điều này để tránh mọi thứ từ kẻ gian, đến gã hàng xóm cục cằn, cho tới khu vực chiến sự.

Glover nhấn mạnh, nguyên tắc cho mọi trường hợp đều giống nhau.

cach thoat hiem nhu mot linh dac nhiem ky cuu cua my hinh 1
Lính đặc nhiệm Mỹ. Ảnh: Bộ chỉ huy đặc nhiệm.

Để thoát hiểm hiệu quả, cần 3 việc:

1- Xây dựng một kế hoạch thoát hiểm.

2- Chạy thật xa khỏi tâm chấn hoặc khu vực thảm họa, càng nhanh càng tốt.

3- Xác định một điểm an toàn, nơi bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo.

Bên cạnh đó, Glover nói, có một số thứ bạn có thể làm để lẩn tránh mối đe dọa. Chẳng hạn trong trường hợp bạn muốn tránh một người bạn gái hay ghen cứ bí mật đeo bám mình suốt, bạn đừng đi theo lộ trình thông thường hàng ngày từ nhà tới cơ quan/trường học hay cửa hàng và ngược lại.

Glover giải thích: “Lẩn tránh trong cả hoạt động quân sự lẫn cuộc sống đời thường – về cơ bản đều là tránh bị phát hiện”.

Nhưng nếu chằng may bị “kẻ địch” phát hiện thì đã đến lúc phải trốn chạy. Khi này, lại có một bộ quy trình phải tuân thủ. Hoạt động thoát hiểm vào thời điểm này phụ thuộc vào tình hình cụ thể và thời gian bạn cần có để phản ứng lại.

Hai loại thoát hiểm: Lên kế hoạch trước và vội vã

Việc chủ động chạy trốn với kế hoạch có trước liên quan đến các yếu tố hậu cần và xác định địa điểm trước để hỗ trợ cho việc này. Một thí dụ là chủ động bố trí từ trước các đồ cung ứng tại một loạt địa điểm dọc theo hành trình thoát hiểm của bạn.

cach thoat hiem nhu mot linh dac nhiem ky cuu cua my hinh 2
Một cuộc diễn tập đối phó với tình huống khủng bố dùng súng tấn công trường học. Ảnh: Banicki.

Nếu bạn sống và làm việc ở thành phố, thì bạn có thể gọi cho bà ngoại và nói “Bà ơi, nếu chuyện không may đó xảy ra, bà sẽ là người đầu tiên cháu gọi nhé. Cháu sẽ xuất hiện ở trước thềm nhà bà ạ”.

Nhà bà ngoại có thể là điểm trung gian trên hành trình tới nhà một người bạn hoặc người họ hàng ở nông thôn, nơi bạn đã bố trí một lượng thực phẩm và nước uống đề phòng tình huống khẩn cấp. Bạn cũng có thể về trường cũ và sử dụng mạng lưới tọa độ kiểu như “cạnh hộp thư màu trắng gần cối xay gió cũ”.

Nên tránh chung chung và đường đột quá. Chẳng hạn, nếu muốn tạm trú ở nhà ai đó, bạn nên để người đó biết bạn sắp tới đó.

Ở thái cực ngược lại, chúng ta phải thoát hiểm một cách vội vã – nhằm phản ứng lại một đe dọa bất ngờ.

Nhưng ngay trong trường hợp đó cũng nên cố gắng sắp xếp một chút. Đánh giá ngay lập tức tình hình. Ví dụ bạn bị kẹt trong đám đông trong lúc có thảm họa thiên nhiên.

Hãy tìm cách nhanh nhất để tới một nơi an toàn, dù đó là nhà, nơi làm việc hay chỗ bạn bè. Xem xem liệu có thể tới đó bằng các con phố bên cạnh hay không.

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, vẫn nên nỗ lực nghĩ trước vài bước, chứ đừng để mọi thứ rối thêm. Sau đó là hành động một cách quyết đoán./.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.