Cách "hạ hỏa" những đứa trẻ hung hăng

GD&TĐ - Sự hung hăng ở trẻ em có thể bộc lộ qua nhiều hình thức như: Nổi cơn thịnh nộ; đánh, đá, hoặc cắn; phá hoại tài sản; bắt nạt; tấn công bằng lời nói; cố gắng kiểm soát người khác thông qua đe dọa hoặc bạo lực.

Trẻ thường bảo vệ lợi ích của bản thân khi cảm thấy bị đe doạ.
Trẻ thường bảo vệ lợi ích của bản thân khi cảm thấy bị đe doạ.

Điều khiến trẻ khó chịu

Trong vài trường hợp, trẻ em phản ứng dữ dội vì chúng thất vọng trước một vấn đề quá lớn. Trẻ chưa học được cách kiểm soát cơn bốc đồng của mình hoặc giải quyết xung đột theo những cách có thể chấp nhận. Trong các trường hợp khác, trẻ có thể phải vật lộn với những khó khăn đặc biệt, như các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, vấn đề về điều chỉnh cảm xúc, suy giảm khả năng chú ý, triệu chứng tự kỷ hoặc tăng động.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người lớn đều có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ.

Các khuynh hướng hung hăng được hình thành bởi điều kiện môi trường, gồm: Áp lực, mối đe dọa, cơ hội và hậu quả mà trẻ phải trải qua. Bằng cách điều chỉnh những điều kiện này, cha mẹ có thể cải thiện hành vi và thay đổi quá trình phát triển của trẻ.

Điều đó không có nghĩa là lỗi thuộc về phụ huynh, nếu trẻ có hành động quá khích. Các nghiên cứu cho thấy, sự hung hăng ở trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Bạn bè, giáo viên, khu vực lân cận, truyền thông, hệ tư tưởng, cũng như các yếu tố văn hóa đều đóng một vai trò nào đó.

Các nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy, những đứa trẻ hung hăng thay đổi khi cha mẹ hỗ trợ. Các biện pháp can thiệp hiệu quả một phần là do cha mẹ học được chiến thuật cụ thể để xử lý hành vi gây hấn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thay đổi cách nhìn về trẻ. Phụ huynh được khuyến khích thay thế những thói quen tinh thần độc hại bằng suy nghĩ tích cực, mang tính xây dựng, giải quyết vấn đề. Đồng thời, ngăn chặn hành vi xấu trước khi nó bùng phát.

Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ khi con hung hăng.Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ khi con hung hăng.

Vì vậy, cho dù trẻ chỉ đơn thuần trải qua “giai đoạn khủng khiếp” hay đang vật lộn với những vấn đề khó khăn hơn, cha mẹ cũng nên lưu tâm. Bởi, với những công cụ phù hợp, phụ huynh có thể xoay chuyển tình thế. Dưới đây là các mẹo xử lý hành vi hung hăng ở trẻ em:

1. Thay đổi phản ứng cảm xúc

Khi trẻ không tuân thủ một yêu cầu, cha mẹ thường cảm thấy không được tôn trọng. Tuy nhiên, những phản ứng cảm xúc này là sai lầm. Trước hết, cha mẹ cần hiểu rằng, trẻ em không xử lý cảm xúc và thông tin theo cách của người lớn. Nếu trẻ còn quá nhỏ, có rất nhiều điều bé không hiểu về cảm xúc của chính mình. Nếu trẻ lớn hơn một chút, vẫn có khả năng là hành vi sai trái của con phản ánh sự bốc đồng.

Vì vậy, phụ huynh hãy nhắc bản thân khi trẻ có hành vi hung hăng. Điều đó tốt cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ.

2. Kỳ vọng thực tế

Trẻ nhỏ có thời gian chú ý ngắn hơn và dễ bị phân tâm. Trẻ cũng mất nhiều thời gian hơn để xử lý các hướng dẫn bằng lời nói. Vì vậy, khi đưa ra chỉ dẫn, cha mẹ không nên mong đợi trẻ sẽ phản hồi nhanh chóng và hiệu quả. Trẻ làm việc với tốc độ chậm hơn và khó chuyển từ hoạt động này sang hoạt động tiếp theo.

Trẻ cần được cung cấp chỉ dẫn rõ ràng, đơn giản và có thêm thời gian. Bằng cách điều chỉnh tốc độ và khả năng của trẻ, cũng như nhắc bé kiên nhẫn, bình tĩnh, cha mẹ có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề dễ hơn.

3. Có sự đồng cảm

Trong suốt thời thơ ấu, những đứa trẻ sẽ học về cảm xúc, cách điều chỉnh tâm trạng và đọc suy nghĩ của người khác. Trẻ thường cảm thấy bị đe dọa. Đó là lý do trẻ có nhiều khả năng tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của chính mình hơn.

Những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể phản ứng theo cách này, nếu chúng cho rằng thế giới bất công. Mặc dù trẻ em có thể cư xử theo những cách ích kỷ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tự thu mình một cách hoàn hảo.

Trẻ không thể hiện sự quan tâm đối với mọi người, thường là do chúng nhận thức tình hình theo cách khác hoặc không biết kiểm soát cơn bốc đồng. Trẻ cần những cơ hội mới để học hỏi, bằng cách phát triển mối quan hệ an toàn với cha mẹ, nói về cảm xúc và tín hiệu cảm xúc của người khác.

4. Duy trì mối quan hệ tích cực

Nếu trẻ tiếp tục có những hành vi sai trái, cha mẹ có thể nghĩ rằng, cần phải chỉ trích, đe dọa hoặc trừng phạt con. Song, đây có thực sự là một ý tưởng tốt? Những gì phụ huynh nhận được cuối cùng sẽ là một mối quan hệ đầy tiêu cực.

Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em có nhiều khả năng học các kỹ năng xã hội hơn khi cha mẹ phản hồi tích cực để giúp con lựa chọn. Ngoài ra, khi cha mẹ áp đặt các hình phạt về thể chất, những vấn đề về hành vi hung hăng của trẻ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.

Làm thế nào để phụ huynh giữ bình tĩnh và lạc quan? Cha mẹ sẽ cần sự hỗ trợ của xã hội và có thể là một số hướng dẫn chuyên môn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhà trị liệu được đào tạo đặc biệt trong việc xử lý hành vi gây hấn ở trẻ em có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện hành vi. Tuy nhiên, bước đầu tiên là cha mẹ hãy sắp xếp lại các ưu tiên. Duy trì các mối quan hệ tích cực quan trọng hơn việc nhìn vào thất bại của trẻ.

5. Không hy sinh sức khỏe tâm lý bản thân

Đối phó với sự hung hăng của trẻ sẽ mang lại sự căng thẳng và gây tổn thương cho chính cha mẹ. Tình trạng đó khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ, phá hỏng các mối quan hệ. Khi cha mẹ căng thẳng, điều đó càng “đổ thêm dầu vào lửa”. Bởi, khi đó, các vấn đề về hành vi của trẻ có xu hướng tệ hơn. Vì vậy, vấn đề hạnh phúc của bản thân là một điều vô cùng quan trọng, trước khi phụ huynh tìm cách giải quyết hành vi hung hăng ở trẻ.

Theo Parenting Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ