Trong đó nhấn mạnh nạn buôn bán bấthợp pháp trị giá hàng tỷ đô la là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinhhọc toàn cầu và sức khỏe con người.
Đáng chú ý là các nhóm tội phạm ngày càng sửdụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội để bán hàng.
Giới buôn lậu ngày càng có xu hướngdùng các bộ phận cơ thể sư tử, báo đốm và báo hoa mai để thay thế cho hổ. Sựgia tăng các vụ thu giữ sản phẩm từ hổ, thường bao gồm xương để nấu rượu hoặccao hổ ở Trung Quốc và Việt Nam đã thúc đẩy các nhóm buôn lậu dần chuyển sangnguồn cung ứng các bộ phận từ những loài mèo lớn khác như báo gấm, báo tuyết vàbáo đốm.
Uớc tính hiện có hơn 12.000 cá thểhổ sống trong các cơ sở nuôi nhốt trên khắp thế giới, trong đó có 6.057 cá thể ởTrung Quốc, nhiều hơn quần thể hoang dã còn lại ở Ấn Độ và Đông Nam Á.
Điềuđáng nói là không ít cơ sở trong số này dính líu với các mạng lưới buôn lậu.
Trái với nhu cầu gia tăng các sảnphẩm từ hổ, nhu cầu về ngà voi và sừng tê giác lại có dấu hiệu giảmliên tục, cụ thể là giá bán từ những kẻ săn trộm ở châu Phi giảm. Dù vậy, dữ liệutừ một số vụ thu giữ ngà voi và sừng tê với số lượng lớn vào năm 2019 cho thấy làmột năm kỷ lục về buôn lậu hai nhóm sản phẩm này.
Riêng về tê tê, tình trạng buôn bántăng gấp 10 lần từ năm 2014 đến 2018. Đặc biệt, các quần thể tê tê giảm mạnh ởchâu Á và khiến Tây Phi, Trung Phi dần trở thành trung tâm buôn lậu tê tê. Vảytê tê thường được sử dụng làm thuốc ở Trung Quốc và Việt Nam.
Kết quả phân tích dữ liệu thu giữcác sản phẩm động vật hoang dã từ 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 2 thập kỷqua đã tiết lộ quy mô của buôn lậu động vật hoang dã toàn cầu, đồngthời mô tả xu hướng tại các thị trường lậu về gỗ trắc, ngà voi, sừng tê giác, vảytê tê, bò sát sống, mèo lớn và cá chình châu Âu.
Tuy nhiên, UNODC nhấn mạnh châu Ávẫn là khu vực có nhu cầu lớn nhất về động vật hoang dã. Đây là lục địa đôngdân nhất và ngày càng nhiều người có thể mua những thứ mà trước đây họ không thể.
Nói vậy không có nghĩa là các khu vực khác không tác động tới nạn buôn lậu. Hơn1/2 số hàng hóa bắt đầu từ một nguồn bất hợp pháp là bị săn trộm và sau đó bịbuôn bán nhưng cuối cùng chúng lại đi vào thị trường hợp pháp.
Một trong các phương thức phổ biếngóp phần cổ súy cho nạn buôn lậu động vật hoang dã chính là việc sản xuất, đăngtải các video Youtube kiểu "làm cách nào để bắt được các loài bò sát trên khắpthế giới?".
Thực tế này khuyến khích người dân sống gần những khu vực có động vậtsinh sống gia tăng săn bắt để có thêm thu nhập. Hệ quả là ngày càng có nhiềuloài bò sát bị săn bắt để bán cho giới sưu tập làm cảnh thông qua các phương tiệntrực tuyến, nhất là các đại lý trong các nhóm Facebook.
Không chỉ quan ngại với vấn đềbuôn lậu động vật, UNODC còn cảnh báo vấn đề vệ sinh dịch tễ kém ở các chợ bấthợp pháp đã và sẽ khiến buôn bán động vật hoang dã chứa đựng nguy cơ toàn cầu đốivới sức khỏe con người, với các bệnh từ động vật chiếm tới 3/4 số bệnh mới,bao gồm cả Covid-19.