Bộ chuẩn mầm non 5 tuổi hướng đến mục tiêu phát triển tốt nhất cho trẻ

GD&TĐ - Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi giúp nhà trường, phụ huynh đo đạc, đánh giá kết quả học của trẻ tốt hơn và cũng là căn cứ theo dõi sát sao sự phát triển, tiến bộ của trẻ mỗi ngày.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi giúp các bé phát triển toàn diện.
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi giúp các bé phát triển toàn diện.

Nhiều giáo viên cho rằng, cần có sự điều chỉnh để phát triển toàn diện cho trẻ từ thể lực, nhận thức đến các kỹ năng, từ đó hỗ trợ và chuẩn bị tâm thế cho các bé vào lớp 1.

Quan tâm phát triển toàn diện

Cô Nguyễn Thị Hoàng Bích Hồng Thắm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP Cần Thơ) cho biết, Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đã tạo điều kiện để giáo viên phát triển năng lực giảng dạy, đồng thời giúp ích rất nhiều cho các trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển trẻ.

Bộ chuẩn này được coi là “kim chỉ nam” để các giáo viên xây dựng phương pháp tiếp cận phù hợp, giúp trẻ 5 tuổi nâng cao kỹ năng cần thiết với lứa tuổi và chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.

Trong những năm qua, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được Trường Mầm non Thạnh An áp dụng và triển khai hiệu quả, mang lại kết quả tích cực trong quá trình giảng dạy.

“Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để chi tiết hóa mục tiêu dạy học, chăm sóc, điều chỉnh hoạt động của trẻ ở lứa tuổi lên 5 sao cho phù hợp nhất.

Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo 5 tuổi ngày càng phát triển, mạnh dạn, tự tin hơn trước đây trong việc học và mở rộng hiểu biết cho bản thân. Vì vậy, có thể bổ sung một số tiêu chí, chỉ số về kỹ năng như: Kỹ năng xử lý các tình huống, ứng phó với người lạ,…”, cô Thắm chia sẻ.

Hoạt động thể chất luôn được Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng đặc biệt quan tâm.

Hoạt động thể chất luôn được Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng đặc biệt quan tâm.

Cô Văn Ngọc Tường Vy, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức, TPHCM cho hay, đối với trẻ 5 tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1 cần tập thói quen sinh hoạt như ăn ngủ đi học đúng giờ. Trẻ tự phục vụ được 1 số việc đơn giản như vệ sinh cá nhân, thay quần áo,...

Đặc biệt, ba mẹ cần tạo tâm lí thoải mái để con vui vẻ vào môi trường mới như: Cùng con mua sách vở, đồ dùng học tập, quần áo theo sở thích... Từ mẫu giáo trẻ nên được tham gia nhiều hoạt động, có thể xem thêm tranh ảnh về chương trình ở trường tiểu học để trẻ không bỡ ngỡ.

“Dạy trẻ về mặt kỹ năng rất quan trọng. Bởi trẻ theo học ở bậc Mầm non chơi là chính còn sang Tiểu học hoạt động học là chính. Việc ngồi học 1 tiết kéo dài 30 đến 35 phút đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng tiếp thu kiến thức. Do đó, trẻ cần đảm bảo được kỉ luật trong giờ học hay kiềm chế các nhu cầu cá nhân, hợp tác với giáo viên, bạn bè trong các hoạt động học tập hay không.

Đặc biệt khi trẻ có kĩ năng giao tiếp tốt, sẽ dễ dàng hoà nhập vào môi trường mới, làm quen với bạn bè, thầy cô, dễ dàng trong học tập và vui chơi”, cô Vy cho hay.

Điều chỉnh để phù hợp với vùng miền

Cô Vũ Thị Tú Trâm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (TP Thủ Đức, TPHCM) cho biết, Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Theo đúng thì giáo viên phải có trách nhiệm đưa hết 120 tiêu chí để trẻ thực hiện trong 1 năm học.

Nhưng thực tế không thể tải hết được 120 tiêu chí trên. Bởi trong quá trình học tập của trẻ không đủ thời gian để lồng ghép hết các tiêu chí. Mặt khác có một số tiêu chí không phù hợp với trẻ vì khó hơn so với lứa tuổi và không phù hợp với vùng miền từng địa phương.

Cũng theo chia sẻ của cô Trâm, một số tiêu chí không thể gộp chung vào cho 1 tiết học nên dẫn đến thời lượng tải hết các tiêu chí không đủ. Vì vậy Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cần thay đổi số lượng chỉ số nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay.

Trẻ Mầm non xếp hàng lấy thức ăn.

Trẻ Mầm non xếp hàng lấy thức ăn.

Đồng quan điểm với Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng, cô Nguyễn Thị Hoàng Bích Thắm cũng cho hay, Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị cho trẻ về mọi mặt như tinh thần, thể chất, nhiều kỹ năng cơ bản, trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn bị cho trẻ tâm thế vào lớp 1.

“Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận là, một số chỉ số chưa phù hợp với điều kiện của trẻ em vùng nông thôn, những địa bàn mà cuộc sống còn vất vả, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Việc điều chỉnh bộ chuẩn có thể giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non vùng nông thôn’, cô Thắm cho hay.

“Bộ chuẩn mầm non 5 tuổi hiện nay đánh giá chung cho tất cả trẻ mầm non ở mọi vùng miền. Vì vậy cần điều chỉnh để phù hợp, đặc biệt là vùng nông thôn và thành thị. Tất nhiên, việc xây dựng đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ ”, cô Trâm chia sẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.