BlackBerry vẫn là biểu tượng của đẳng cấp

Tại Hội thảo Kinh tế Thế giới WEF đang tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ, rất nhiều thành viên tham dự đang sử dụng tới 2 chiếc điện thoại: một chiếc iPhone thế hệ mới nhất (iPhone 6) và một chiếc BlackBerry xưa cũ.

Bàn phím vật lý và bảo mật của BlackBerry là 2 yếu tố được đánh giá cao mà không smartphone nào có được.
Bàn phím vật lý và bảo mật của BlackBerry là 2 yếu tố được đánh giá cao mà không smartphone nào có được.

Thực tế, tại WEF, nơi tập trung các doanh nhân, các chính trị gia, các nhà báo và các học giả có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại, rất nhiều người mang theo mình không chỉ 1 mà là 2 chiếc smartphone: một chiếc iPhone và một chiếc BlackBerry.

Ngay tại lúc này, Davos đang là nơi BlackBerry có thị phần cao nhất trên toàn thế giới. Ngay cả Bộ trưởng Tài chính Anh George Osbourne khi đến dự WEF 2015 cũng sử dụng một chiếc BlackBerry. Ông dùng chiếc BlackBerry cũ kỹ của mình để trò chuyện điện thoại ngay trước mắt của các phóng viên tại Davos.

Các doanh nhân cũng đang dùng BlackBerry tại Davos. Thật bất ngờ, mang theo mình bộ đôi iPhone-BlackBerry là một cách để chứng minh đẳng cấp của bạn: bạn có chiếc smartphone mác Táo tuyệt đẹp (và đắt tiền) mà rất nhiều người thèm muốn. Nhưng bạn cũng là một người bận rộn, công việc của bạn quan trọng tới mức bạn cần phải dùng smartphone có bàn phím vật lý!

Ví dụ, một thành viên HĐQT của một ngân hàng trung ương tại Trung Đông khẳng định với các phóng viên của Business Insider rằng, bàn phím vật lý là yếu tố khiến ông ta không thể từ bỏ BlackBerry. iPhone chỉ để nhắn vài mẩu tin WhatsApp ngắn, vô nghĩa. Còn BlackBerry là để viết email cho cấp dưới và đồng sự.

Hoặc một lãnh đạo tại một công ty sản xuất thiết bị hàng không đang sử dụng chiếc BlackBerry Passport, một chiếc smartphone kỳ cục nhưng rất được lòng các fan của Dâu Đen. Vì sao vị lãnh đạo này lại sử dụng điện thoại BlackBerry? Câu trả lời có lẽ sẽ không khiến các fan BlackBerry bất ngờ: bảo mật!

Câu trả lời này cũng được một vị giám đốc đến từ Goldman Sachs tái khẳng định. Lý do tập đoàn tài chính này vẫn muốn nhân viên dùng BlackBerry là bởi bảo mật BlackBerry tốt hơn hẳn cả Android lẫn iPhone.

Bên cạnh đó, BlackBerry và iPhone là hai sự lựa chọn khác nhau, có thể song hành trong một lựa chọn thay vì chỉ chọn một, điều này tương tự sự lựa chọn giữa đồng hồ Thụy Sĩ truyền thống và Apple Watch, giữa những giá trị cốt lõi và giá trị thức thời.

Vẫn phải có iPhone đi kèm với BlackBerry 

Tuy vậy, các nhân viên Goldman đến dự WEF năm nay đều đến từ các chi nhánh châu Âu. Vào năm 2013, Goldman Sachs ra mắt một ứng dụng bảo mật đặc biệt dành riêng cho iPhone để biến chiếc điện thoại này thành "smartphone công việc" cho nhân viên. Không ai biết liệu các nhân viên của Goldman tại Mỹ có còn sử dụng BlackBerry hay không.

Bên cạnh bảo mật, một hạng mục khác mà iPhone đang bắt kịp BlackBerry chính là dịch vụ chat BlackBerry Messenger. Đã từ lâu, BBM là dịch vụ nhắn tin được giới doanh nhân lựa chọn. Khi đưa BBM lên Android và iPhone, BlackBerry đã tự cắt bớt một thế mạnh của phần cứng BlackBerry, nhưng lại giúp tăng đáng kể lượng người dùng cho dịch vụ nhắn tin đình đám này.

Nhìn chung, tại WEF năm nay, iPhone 6 vẫn là chiếc điện thoại được các nhà lãnh đạo lựa chọn nhiều nhất. iPhone 6 chiếm vị thế áp đảo tại WEF 2015: gần như ở bất cứ vị trí nào bên trong hội thảo này, bạn cũng sẽ thấy iPhone 6 trong tầm mắt.

Lý do? Đã từ lâu, iPhone được coi là chiếc điện thoại dành cho giới thượng lưu, còn Android là lựa chọn dành cho những người muốn tiết kiệm chi phí. Cuối cùng thì WEF vẫn là hội nghị dành cho "1%" đứng trên đỉnh của thế giới.

Dĩ nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa rằng iPhone không bị thách thức. Galaxy S5 cũng xuất hiện nhiều tại WEF 2015.

BlackBerry là đẳng cấp của doanh nhân

Nhưng điều đáng nói nhất vẫn là tần suất xuất hiện dày đặc của BlackBerry tại Davos. Trong nhiều năm qua, thị phần của BlackBerry đã tụt tới mức các bảng thống kê số liệu hệ điều hành đều xếp BlackBerry vào hạng mục "Others" ("Khác") cùng với các hệ điều hành kém tên tuổi. Thậm chí, ngay cả Symbian còn chưa rơi vào tình cảnh thị phần dưới 1% như BlackBerry.

Lý do khiến cho BlackBerry rơi vào thảm cảnh này là rất đơn giản: các vị lãnh đạo cũ của BlackBerry kiên quyết khẳng định lập trường rằng smartphone thực thụ cần phải có bàn phím vật lý.

Quá chủ quan với thế mạnh mà phần đông người dùng phổ thông đều không cần có, BlackBerry liên tiếp mắc nhiều sai lầm về mặt chiến lược. Nói một cách nào đó, bàn phím vật lý đã khiến "người khổng lồ" BlackBerry (RIM) trở nên bé nhỏ như hiện nay.

Bởi vậy, trong một thế giới mà cái tên BlackBerry đã quá mờ nhạt và thương hiệu iPhone đã trở thành lựa chọn gắn liền với khái niệm "sang trọng" dành cho công chúng, khung cảnh những chiếc BlackBerry ngập tràn tại Davos không khỏi khiến người ta ngỡ ngàng.

Và vì sao top "1%" (cũng là những người có ảnh hưởng lớn với thế giới) vẫn ở lại với BlackBerry? Câu trả lời vẫn là "bàn phím vật lý".

Theo VnReview/ BI

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...