Bình Dương lưu ý phân luồng học sinh sau THCS

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trong đó, đề nghị đơn vị trường học tiếp tục triển khai các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về công tác giáo dục hướng nghiệp. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong và ngoài nhà trường để cha mẹ học sinh và bản thân học sinh xác định nhận thức việc học lên cao là chính đáng, nhưng cũng cần xem xét đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình, nhu cầu lao động của xã hội để lựa chọn hướng đi cho phù hợp, có khả năng tìm được việc làm và ổn định cuộc sống.

Về hoạt động của các trung tâm GDTX, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thựờng xuyên, hiện nay chưa thực hiện đầy đủ chức năng, đa số đơn vị chỉ tập trung làm nhiệm vụ dạy nghề phổ thông, phổ biến là dạy nghề phổ thông các môn: May, điện gia dụng, tin học, thêu... để có chứng nhận học nghề và cộng điểm ưu tiên vào các kỳ thi tốt nghiệp. Sở GD&ĐT đề nghị các trung tâm GDTX, GDNN- GDTX cần đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, trung cấp,...

Phối hợp với các trường CĐ, trung cấp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tư vấn hướng nghiệp, phân luồng cho giáo viên phụ trách hướng nghiệp, dạy nghề ở trường THCS, trung tâm GDTX, GDNN-GDTX, nhất là năng lực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, nhằm giúp các em định hướng tốt để đưa ra quyết định chọn nghề phù họp.

Các trung tâm GDTX, GDNN-GDTX đào tạo liên kết học trung cấp cũng được học văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng GD&ĐT, chuẩn đầu ra nhằm thực hiện hiệu quả giải pháp phân luồng học sinh sau trung học.

Tạo điều kiện các trường CĐ, trung cấp tiếp cận học sinh lớp 9, lớp 12 hàng năm để giới thiệu về các ngành nghề đào tạo, nhu cầu việc làm, ... thu hút tuyển sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ