Bình đẳng giới trong giáo dục: “Đòn bẩy” từ quyết tâm của Ngành

GD&TĐ - Nhờ thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, các tỉnh miền núi, tập trung đông đồng bào dân tộc có bước phát triển đáng ghi nhận về kinh tế, văn hóa.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ luôn đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống và chính sách cho giáo dục. Ảnh: Thế Đại
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ luôn đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống và chính sách cho giáo dục. Ảnh: Thế Đại

Những chính sách trên cũng giúp người dân, nhất là nữ dân tộc thiểu số có nhiều hơn cơ hội học tập, vươn lên. 

Từ những khó khăn

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi” được tổ chức hồi cuối năm 2020 tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc, miền núi tuy có cải thiện nhưng cơ bản còn thấp so với các khu vực khác. Tỷ lệ nhân lực trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo còn thấp, trung bình mới đạt 6,2%, bằng 1/3 so với tỷ lệ chung của cả nước. Một số nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức dưới 2%, thậm chí có những nhóm DTTS gần 100% lao động chưa qua đào tạo. Tỷ lệ người DTTS có trình độ đại học trở lên ở mức 3,3% (tỷ lệ chung toàn quốc là 9,3%). Đây là rào cản lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.

Giải quyết thực trạng trên, tỉnh Điện Biên xác định phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về giáo dục và công tác giáo dục. Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách cho đồng bào DTTS, chính sách giáo dục với con em đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Văn Kiên - Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết: Trên cơ sở quy định của Chính phủ, hướng dẫn của bộ, ngành liên quan, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai chế độ, chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù cho ngành Giáo dục và bố trí ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT trong tỉnh.

Cũng theo ông Kiên, Sở đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thông tin đầy đủ về chế độ, chính sách ưu đãi giáo dục đến học sinh, cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Đồng thời chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng và đơn vị liên quan, thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho học sinh theo quy định hiện hành. Chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện chế độ chính sách một cách nghiêm túc, đầy đủ, đúng đối tượng. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc lồng ghép trong các đợt thanh tra hành chính, kiểm định chất lượng để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chế độ chính sách với học sinh. Kết quả, việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi giáo dục đã góp phần tăng tỉ lệ học sinh đến trường, duy trì sĩ số học sinh ổn định trong năm học, qua đó nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Học sinh Trường Tiểu học Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ (Lai Châu) chống rét.
Học sinh Trường Tiểu học Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ (Lai Châu) chống rét. 

Đến sự chuyển biến

Tuần Giáo là một trong số huyện thuộc diện khó khăn của tỉnh Điện Biên. Theo thống kê trong mấy năm gần đây, mỗi năm địa phương này huy động hơn 24 nghìn học sinh đến lớp. Trong đó, có khoảng 95% học sinh dân tộc thiểu số, có xấp xỉ 48% nữ học sinh dân tộc thiểu số.

“Chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Có thể kể đến: Hỗ trợ kinh phí ăn cơm trưa tại trường cho học sinh mầm non. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm cấp bù học phí… đặc biệt là chế độ cho học sinh bán trú. Việc thực hiện tốt chính sách này đã góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường”, ông Đỗ Văn Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo chia sẻ.

Cũng theo ông Đỗ Văn Sơn, cơ hội cho con em đồng bào DTTS đến trường đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại vùng dân tộc thiểu số, nhất là lao động nữ là người dân tộc thiểu số. Đó là câu trả lời vì sao trong thời gian gần đây, tỷ lệ lao động nữ là người dân tộc thiểu số ở Tuần Giáo cũng như nhiều địa phương khác tăng cao.

Cùng điều kiện với Điện Biên, Lai Châu cũng thực hiện tốt các chính sách giáo dục cho con em đồng bào DTTS nên giai đoạn 2015 - 2020, công tác giáo dục ở địa phương này có nhiều khởi sắc.

Theo ông Lưu Hồng Phương - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu: Trên cơ sở Quyết định 1349 của UBND tỉnh phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Sở GD&ĐT đã cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến và triển khai đến các cơ sở giáo dục. Việc thực hiện được xác định theo hướng lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu đạt được các mục tiêu, góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Giai đoạn 2015 - 2020, mục tiêu tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ của Lai Châu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh nữ DTTS ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 47,8% (vượt 2,7%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.