Biến rác thành tiền giúp lao động nữ thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Tận dụng những vật liệu bỏ đi như vỏ trái cây, rau củ thừa... chị Trịnh Thị Hồng (Đà Nẵng) đã thử nghiệm sản xuất dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa bát.

Sau khi thử nghiệm thành công, chị Trịnh Thị Hồng đã chia sẻ công nghệ miễn phí với phụ nữ nghèo, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 400 lao động nữ. Sáng kiến của chị Hồng góp phần giảm nghèo đa chiều và bảo vệ môi trường.

Giúp lao động nữ thoát nghèo

Hành trình tái chế rác hữu cơ của chị Trịnh Thị Hồng bắt đầu từ năm 2011, khi xe chở rác trong phố ở Đà Nẵng gặp sự cố, rác ùn ứ nhiều ngày gây ô nhiễm trầm trọng. Không thể chịu đựng mùi hôi thối khó chịu, chị Hồng tìm cách hạn chế rác thải nhất có thể. Chị Hồng quyết định thu gom vỏ trái cây, các thành phần rau củ thừa để thử nghiệm sản xuất nước rửa bát và nước lau sàn. Từ thử nghiệm này, chị Hồng đã nảy ra ý tưởng phát triển các sản phẩm vệ sinh không độc hại từ vỏ trái cây và các loại rác thải thực phẩm khác.

Chị Trịnh Thị Hồng thường xuyên chia sẻ quy trình sản xuất và công nghệ của mình cho các phụ nữ khó khăn

Chị Trịnh Thị Hồng thường xuyên chia sẻ quy trình sản xuất và công nghệ của mình cho các phụ nữ khó khăn

Để thực hiện ý tưởng, chị Hồng dành thời gian hơn ba năm nghiên cứu, phát triển công thức và cải tiến sản phẩm của mình nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng này.

Mô hình “biến rác thành tiền” của chị Hồng vừa mang giá trị kinh tế vừa mang tính nhân văn khi chị quyết định mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những phụ nữ có thu nhập thấp. Cụ thể, chị đã chuyển giao công nghệ sinh học cho 140 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, tạo việc làm cho hơn 400 lao động nữ với thu nhập ổn định từ 4 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.

Đến nay, chị Hồng thành lập công ty Minh Hồng Biotech chuyên sản xuất các sản phẩm như: dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa bát và nước lau sàn. Một trong những sản phẩm của chị là nước rửa chén được làm từ vỏ rau và trái cây, có chứa phân tử enzym giúp loại bỏ các nhân tố gây mùi hôi trong không khí. Đặc biệt, các chất thải từ quá trình sản xuất sản phẩm này không gây ô nhiễm nước sông, biển.

Những người truyền cảm hứng

Bằng những việc làm của mình, chị Trịnh Thị Hồng đã trở thành người truyền cảm hứng cho mô hình “biến rác thành tiền” giúp lao động nữ thoát nghèo, tăng quyền năng kinh tế của người phụ nữ. Câu chuyện về chị Hồng cùng một số nhà đổi mới trên thế giới được chuyển thể thành phim tài liệu mang tên “Vì ngày mai”. Đây là bộ phim kể về hành trình của 5 người đổi mới sáng tạo cộng đồng đến từ các nước Azerbaijan, India, Peru, Sierra Leone và Việt Nam.

Cùng với chị Hồng, nhiều nhà sáng tạo cấp cơ sở cũng mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ cộng đồng. Trong khi chị Hồng ở Đà Nẵng đam mê tái chế rác và giúp phụ nữ nghèo có cuộc sống tốt hơn, chị Nguyễn Thị Vân ở Hà Nội đang nỗ lực vượt qua căn bệnh teo cơ tủy sống để hỗ trợ những người khuyết tật khác tiếp cận cơ hội việc làm bền vững.

Chị Nguyễn Thị Vân – người truyền cảm hứng cho những người khuyết tật

Chị Nguyễn Thị Vân – người truyền cảm hứng cho những người khuyết tật

Chị Vân đã truyền cảm hứng để những người khuyết tật trở thành những nhà lãnh đạo có tầm nhìn kiến tạo một môi trường làm việc tốt hơn cho người khuyết tật. Với mong muốn và khao khát cháy bỏng, chị Vân đã mở các khóa đào tạo nghề sáu tháng cho người khuyết tật về kỹ năng chỉnh sửa ảnh cũng như các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm. Qua đó, giúp người khuyết tật có nhiều kiến thức, kĩ năng mềm để dễ ứng tuyển vào các vị trí việc làm.

Anh Phước Nguyên mong muốn đưa Việt Nam thành quốc gia thân thiện với môi trường hơn

Anh Phước Nguyên mong muốn đưa Việt Nam thành quốc gia thân thiện với môi trường hơn

Hay anh Phước Nguyên, người có khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia thân thiện môi trường hơn trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu. Tại Việt Nam, với 50 triệu xe máy đang lưu hành, tiêu thụ hơn 11.700 lít xăng và thải ra khoảng 35 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm, xe máy chạy bằng xăng gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và sức khỏe người dân. Biến khát vọng thành hiện thực, anh Nguyễn quyết định nghiên cứu chế tạo xe máy điện, thành lập công ty Selex motors.

Thời gian đầu, nghiên cứu của anh Nguyên gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vượt qua thách thức do dịch bệnh, mô hình kinh doanh của anh ngày càng được định hình một cách rõ ràng hơn. Cụ thể, anh Nguyên tập trung thiết kế mẫu xe máy điện cho người giao hàng với hệ sinh thái vận hành toàn diện, trong đó bao gồm các trạm đổi pin, hệ thống tìm xe thất lạc, hệ thống định vị trạm đổi pin và các giải pháp khác thuận tiện cho người dùng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.