Người truyền cảm hứng cho học sinh Sín Chải

GD&TĐ - Cô Lò Thị Thẩm, Trường PTDTBT - THCS Sín Chải luôn mong muốn học sinh của mình dù khó khăn, gian khổ nhưng vẫn được đến trường học hành.

Cô Lò Thị Thẩm, sinh năm 1992, giáo viên môn Địa lí, Trường PTDTBT - THCS Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Cô Lò Thị Thẩm, sinh năm 1992, giáo viên môn Địa lí, Trường PTDTBT - THCS Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Đó là chia sẻ của cô Lò Thị Thẩm, sinh năm 1992, giáo viên môn Địa lí, Trường PTDTBT - THCS Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Muốn là cô giáo để truyền cảm hứng cho học sinh

Cô Thẩm là người dân tộc Thái, từ bé cô đã chứng kiến cảnh vất vả của bố mẹ mưu sinh, chính vì vậy trong bản thân cô luôn ý thức phải chăm chỉ học hành để thay đổi cuộc đời.

Cô Thẩm chia sẻ: “Tôi rất thích học môn Ngữ văn, chính vì vậy khi học ở THCS, cô giáo dạy Ngữ văn dạy rất hay, mỗi lần đến giờ học môn đó em cảm thấy thời gian trôi rất nhanh.

Cô là người truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè tôi lúc đó. Và cô cũng giúp tôi xây dựng ước mơ trở thành một cô giáo để truyền những cảm hứng, kiến thức mình cho các em học sinh”.

Sau khi tốt nghiệp THPT, cô Thẩm quyết định thi vào Trường Đại học Tây Bắc ngành sư phạm Địa lí. Bốn năm miệt mài trên giảng đường đại học, cô Thẩm cầm trên tay tấm bằng cử nhân sư phạm ngành Địa lí và nộp đơn vào kỳ thi tuyển viên chức của huyện Tủa Chùa (Điện Biên).

Sau khi có kết quả trúng tuyển, cô Thẩm được phân về công tác tại Trường PTDTBT - THCS Sín Chải (Điện Biên).

“Trường học nơi tôi công tác cơ sở vật chất thiếu thốn, đường đến trường của các em học sinh gian nan. 100% học sinh là con em người dân tộc Mông, gia đình còn nhiều khó khăn. Nhiều em vào học đến bậc THCS đã là lao động chính trong gia đình”, cô Thẩm kể.

Vì thế để học sinh đi học đúng độ tuổi, cô Thẩm và nhiều đồng nghiệp của mình trước mỗi năm học lại đi vào từng bản, làng gõ từng nhà tuyên truyền, vận động phụ huynh cho học sinh đến trường. Phân tích cho họ hiểu giá trị của con chữ, con chữ sẽ giúp thay đổi cuộc đời ra sao? …

“Có những lần đi bản, xe bị thủng săm giữa đường, phải gửi xe ở nhà dân. Những học sinh, phụ huynh nào đến nhà không gặp chúng tôi lại lên tận nương để tìm bằng được. Đối với chúng tôi, những vất vả, cực nhọc không thấm gì khi học sinh được đến trường đó là hạnh phúc nhất của chúng tôi”, cô Thẩm nhớ lại.

Cô Thẩm luôn muốn truyền những năng lượng tích cực cho học sinh của mình.

Cô Thẩm luôn muốn truyền những năng lượng tích cực cho học sinh của mình.

Thầy cô chính là cha mẹ thứ hai

"Tôi vẫn nhờ một học trò của tôi tên là Sùng A Trường, được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Địa lý năm học 2021-2022. Em ấy trên lớp rất chăm chú nghe giảng, ham học hỏi. Có những buổi ôn do trời quá rét, phải nhóm bếp để vừa sưởi ấm và học nhưng A Trường vẫn miệt mài học, tôi cảm tưởng như cái rét buốt của miền sơn cước cũng không thể tác động đến sự ham học của em ấy. Càng chứng kiến, tôi càng thương học trò của mình hơn", cô Lò Thị Thẩm, giáo viên môn Địa lí, Trường PTDTBT - THCS Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên chia sẻ.

Dẫu là dạy học sinh nội trú, thế nhưng hàng năm cô Thẩm vẫn cố gắng dành thời gian để đến nhà thăm hỏi, động viên và nắm bắt được hoàn cảnh của mỗi học sinh mình chủ nhiệm.

Cô Thẩm chia sẻ: “Tôi muốn gần gũi với học sinh để hiểu được tâm lý của các em. Học sinh của tôi khá nhút nhát, do đó người giáo viên phải chủ động tìm đến các em, chia sẻ cùng các em hiểu và mở lòng với cô giáo khi gặp khó khăn.

Học sinh nội trú có tính tự lập rất cao, các em tự ý thức học tập. Ngoài những giờ học, tôi cùng học trò trồng rau tăng để cải thiện bữa ăn.

Đối với những học sinh học tốt, tôi sẽ mua tặng đồ dùng học tập, các cuốn sách hạt giống tâm hồn…. dẫu món quà giá trị nhỏ nhưng nó động viên, khích lệ tinh thần phấn đấu của các em rất lớn.

Đối với những học sinh còn ham chơi, tôi sẽ sát sao, chủ động quan tâm, hỏi han về gia đình, những khó khăn các em gặp phải rồi qua đó lồng ghép cách dạy bảo thì các em sẽ sửa đổi và chú tâm vào học”.

Học sinh học nội trú, thầy cô chính là cha mẹ thứ hai. Chính vì vậy, mỗi câu hỏi của học trò, tôi cố gắng giải đáp hết cho các em. Đối với những vấn đề tôi chưa nắm rõ tôi sẽ nghiên cứu, tìm tài liệu để có câu trả lời thỏa đáng cho các em.

Thành tích nổi bật cô Lò Thị Thẩm đạt được:

Năm học 2020 - 2021, đội tuyển của cô giáo Lò Thị Thầm ôn luyện thi học sinh giỏi Địa lý, có một học sinh đạt giải Ba cấp tỉnh.

Năm học 2021 - 2022, một học sinh đạt giải Nhì cấp tỉnh.

Sau 6 năm giảng dạy, cô giáo Lò Thị Thầm nhận được 2 giấy khen của Đoàn xã Sín Chải.

1 giấy khen của Chủ tịch UBND xã Sín Chải.

4 giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa.

2 năm được Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

Năm 2022, cô giáo Lò Thị Thầm là một trong số 68 giáo viên vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tổ chức dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.