Bệnh nhân viêm mũi, bác sĩ kê toa... loét dạ dày

Chỉ bị viêm họng thông thường, nhưng bác sĩ kê liền tù tì 14 ngày thuốc với nhiều loại biệt dược điều trị các triệu chứng mà bệnh nhân không mắc.

Bệnh nhân viêm mũi, bác sĩ kê toa... loét dạ dày

Bệnh nhân viêm mũi, bác sĩ kê toa... loét dạ dày ảnh 1

Chị Trần Thị Nhung (31 tuổi, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM) cho biết: Hôm 10/10, thấy hơi bị sưng họng nên chị đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM (số 153-155B Trần Quốc Thảo, quận 3) để khám. 

“Bác sĩ đầu tiên khám nói hình như có mủ trong họng, nên chỉ định tôi đi chụp X-quang và nội soi họng. Chụp phim xong, tôi lên lầu 1 soi họng. 

Bác sĩ thứ hai xem kết quả X-quang bảo không có vấn đề gì. Và sau khi nội soi, bác sĩ bảo họng hơi sưng nhưng không có mủ cũng như không có gì nghiêm trọng cả” - Chị Nhung kể.

Theo chị Nhung, chị tiếp tục được đưa qua một bác sĩ khác để kê toa. Trong toa thuốc, bác sĩ chẩn đoán “viêm họng/GERD” và kê 6 loại thuốc, chị mua ở nhà thuốc bệnh viện hết hơn 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng từng loại thuốc, chị Nhung mới phát hoảng vì có những thuốc điều trị các triệu chứng không xảy ra với chị. 

“Tôi đâu có viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, sổ mũi mà bác sĩ cho thuốc Delopedil 5mg? Tôi cũng không bị loét dạ dày tá tràng lành tính hay trào ngược dạ dày - thực quản nặng mà lại cho uống Mufmix 40mg? Tôi cũng không sốt hay đau gì mà cho Panadol 500mg?” - Chị bất bình. 

Càng hoảng hơn, chị đang nuôi con nhỏ chỉ mới hơn 5 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng một số loại thuốc kể trên ghi rõ phải thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

“Sợ quá, tôi không dám uống thuốc, và vài hôm sau, tôi cũng tự dưng thấy hết sưng trong họng” - Chị cho biết.

Trao đổi với PV ngày 21/10, bác sĩ Lê Trần Quang Minh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM- cho rằng, việc bác sĩ kê thuốc thuộc loại “thận trọng với phụ nữ đang cho con bú” như trường hợp chị Nhung là do thiếu thông tin 2 chiều giữa người bệnh và bác sĩ. “Nói lỗi của ai thì hơi khó. Bệnh nhân nên cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin” - Ông nói.

Về thời gian điều trị 14 ngày, theo khoa dược, có thể do nhu cầu của bệnh nhân ở xa hoặc tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ cho thuốc dài ngày. 

Toa thông thường chỉ từ 7 - 10 ngày và không có toa nào được quá 3 tuần hoặc 1 tháng. Tuy nhiên, chị Nhung phản bác, chị không thuộc “diện” ở xa và tình trạng bệnh cũng nhẹ.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.