| ||
Tiện lợi là thế, nhưng cái cách mà họ quảng cáo dịch vụ của mình lại trở thành điều khiến dư luận “khó chịu” trong suốt nhiều thập kỷ.
Mặc dù các nhóm khoan cắt bê tông đều không phải là những công ty uy tín hoặc có đăng ký kinh doanh, nhưng nhiều người dân vẫn lựa chọn dịch vụ này, thay vì tìm tới các công ty xây dựng lớn.
“Tại Việt Nam, nhiều ngôi nhà nằm sâu trong những ngõ nhỏ. Máy móc lớn không thể mang vào được, nên luôn có nguồn việc làm cho các đội khoan cắt bê tông”, một người dân Hà Nội lý giải.
|
Họa sĩ Lolo Zarar mặc chiếc áo mô phỏng quảng cáo khoan cắt bê tông ở Hà Nội. |
Họa sĩ người Pháp Lolo Zazar lần đầu tiên chú ý tới những mẩu quảng cáo khoan cắt bê tông khi lần đầu tiên ông đặt chân tới Hà Nội cách đây 20 năm. “Đối với tôi, chúng như những bức tranh theo trường phái hội họa đương đại vậy”.
Nhưng không phải ai cũng có chung quan điểm với ông Zazar.
“Từ phương diện quy hoạch đô thị mà nói, đây không phải là điều tích cực. Nó cho thấy bộ mặt đô thị khá hỗn loạn và thiếu sự quản lý”, Nguyễn Thanh, một người từng công tác trong ngành quy hoạch đô thị nhận định.
|
Một biện pháp tạm thời để ngăn chặn vấn nạn khoan cắt bê tông. |
Nhưng, chỉ vài ngày sau đó, rất nhanh chóng, các số điện thoại mới lại xuất hiện. Bức tường vừa được phủ sơn cũng sẽ được in những dòng số mới, thậm chí to hơn, và đậm nét hơn!