Báo Giáo dục và Thời đại kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

GD&TĐ - Sáng 2/12, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên.

Dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và đại diện lãnh đạo các đơn vị, cục, vụ thuộc Bộ; đại diện các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục, các cơ quan báo chí đồng nghiệp, những đối tác thân thiết.

Về phía Báo Giáo dục và Thời đại có Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm; Phó Tổng biên tập Dương Thanh Hương; Phó Tổng biên tập Nguyễn Đức Tuân; nguyên Tổng Biên tập, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại các thời kỳ; các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên và cộng tác viên thân thiết của Báo Giáo dục & Thời đại qua các thời kỳ.

bt-2.jpg
khach-vip-4.jpg
khach-91.jpg
anh-6.jpg
anh-2.jpg
anh-4.jpg

65 năm truyền thống vẻ vang

Ôn lại 65 năm truyền thống vẻ vang của Báo Giáo dục và Thời đại, Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến các bậc tiền bối, các bạn đồng nghiệp đã và đang có những đóng góp vào quá trình xây dựng thương hiệu của Báo, tạo nên những mốc son trong quá trình đổi mới và phát triển Báo Giáo dục & Thời đại.

dsc-3306.jpg
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại phát biểu tại buổi Lễ.

Cách đây 65 năm Báo Giáo dục & Thời đại (tiền thân là Báo Người giáo viên Nhân dân) xuất bản số đầu tiên. 65 năm xây dựng và phát triển, Báo luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp GD-ĐT của nước nhà, trở thành người bạn đồng hành thân thiết của nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc. Báo là cầu nối giữa giáo dục với xã hội và là diễn đàn toàn xã hội vì sự nghiệp GD-ĐT.

Trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, Báo luôn bám sát tôn chỉ mục đích, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT; phản ánh các sự kiện chính trị lớn và những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến GD-ĐT.

Trong giai đoạn này, có chủ trương quan trọng của giáo dục trong giai đoạn đất nước mở cửa xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là chủ trương xã hội hóa giáo dục.

Báo Giáo dục và Thời đại được đánh giá là đi đầu trong một số hoạt động xã hội hóa giáo dục. Điều này vẫn được duy trì, tiếp bước cho đến ngày nay.

Báo đã thể hiện vai trò là đơn vị truyền thông chủ lực của ngành Giáo dục. Nhiều diễn đàn, thảo luận, tiếp nhận ý kiến nhân dân mà lãnh đạo Bộ GD&ĐT tin cậy giao phó đã được cán bộ, phóng viên của Báo triển khai đạt kết quả tốt.

Báo đã thể hiện vai trò là đơn vị truyền thông chủ lực của ngành Giáo dục. Nhiều diễn đàn, thảo luận, tiếp nhận ý kiến nhân dân mà lãnh đạo Bộ GD&ĐT tin cậy giao phó đã được cán bộ, phóng viên của Báo triển khai đạt kết quả tốt.

“Tôi và tập thể Báo Giáo dục và Thời đại luôn nhận thức và ý thức sâu sắc rằng, thành quả ngày hôm nay có đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước. Các vị tiền bối đã tiếp thêm niềm tin, tình yêu nghề nghiệp, nghị lực và ý chí cho chúng tôi hoàn thành sứ mệnh của mình. Đó cũng là truyền thống đoàn kết, nhất trí, luôn thương yêu giúp đỡ nhau của đại gia đình Báo Giáo dục & Thời đại” – Nhà báo Triệu Ngọc Lâm bày tỏ.

Tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức Báo sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu không ngừng để “tiếp lửa” truyền thống của các thế hệ tiền bối. Theo đó, bên cạnh những ấn phẩm hiện có, Báo sẽ xem xét đầu tư, liên kết phát triển thêm những ấn phẩm mới. Qua đó, tạo thêm các kênh truyền thông mới, từng bước hoàn thiện tổ hợp truyền thông Giáo dục & Thời đại.

Thành tựu 65 năm qua của Báo thật là to lớn, đáng tự hào!

cover-3.jpg

Là người được tham dự vào suốt chặng đường 65 năm lịch sử của Báo, nguyên Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Nguyễn Ngọc Chụ bày tỏ vô cùng tự hào được bày tỏ cảm xúc gan ruột và tình yêu với một tờ báo mà mình đã gắn bó gần như cả cuộc đời.

Hoàn toàn nhất trí với phát biểu của Tổng biên tập Triệu Ngọc Lâm vừa trình bày: Thành tựu 65 năm qua của Báo thật là to lớn, đáng tự hào, ông Nguyễn Ngọc Chụ đặt câu hỏi “Vì sao có được những thành tựu đó?” và lý giải:

Giáo dục và Thời đại là một tờ báo chính trị xã hội của một ngành có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu xã hội nên được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Với Bộ GD&ĐT, cơ quan chủ quản của Báo, lãnh đạo qua các thời kỳ đều rất quan tâm, chăm lo chỉ đạo sát sao.

Có một phong trào thi đua sôi nổi được phát động, đó là phong trào “Mua báo, đọc báo và làm theo báo”. Phong trào được Bộ và Công đoàn phát động tổng kết đánh giá hàng năm, phong danh hiệu lá cờ đầu cho các huyện. Đó là phong trào chưa từng có trong lịch sử báo chí.

Nguyên Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Nguyễn Ngọc Chụ phát biểu.

Nguyên Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Nguyễn Ngọc Chụ phát biểu.

Hai là sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ các nhà báo, các cộng tác viên và bạn đọc của báo đã cống hiến hết mình xây dựng tờ báo, đặc biệt là kiên trì đổi mới tờ báo từ năm 1990 đến nay. Sự đổi mới của tờ báo được thể hiện như:

Đổi tên báo, lập doanh nghiệp Báo Giáo dục và Thời đại; mở rộng nội dung báo đáp ứng những vấn đề bạn đọc quan tâm trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học…; tạo ra nhiều ấn phẩm báo chí phong phú rất đa dạng.

Báo Giáo dục và Thời đại còn là cơ quan đi tiên phong trong một số hoạt động xã hội hóa giáo dục như: Đứng ra bảo trợ việc thành lập trường phổ thông dân lập đầu tiên của cả nước; tuyên truyền vận động đóng góp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền núi; thường xuyên làm từ thiện giúp các học sinh nghèo, nhà trường vùng khó…

Phát huy thành tựu và kinh nghiệm của 65 năm qua, nguyên Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Chụ cũng đưa ra một số góp ý cho Báo Giáo dục và Thời đại trong thời gian tới.

Theo đó, thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, báo in mất dần bạn đọc, ngành Giáo dục là một ngành lớn nhất nước với 1,6 triệu cán bộ, giáo viên, hơn 24 triệu học sinh, sinh viên; và gấp đôi số ấy là cha mẹ học sinh, sinh viên; cần có một cơ quan truyền thông đủ mạnh để giúp toàn ngành, toàn xã hội bước vào thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà.

Vì vậy, các cơ quan truyền thông toàn ngành nên thu về một mối, thành lập lại doanh nghiệp Báo Giáo dục và Thời đại với diện mạo mới là Công ty truyền thông giáo dục đa phương tiện, hoặc lớn hơn là Tập đoàn truyền thông Giáo dục (làm kinh tế để nuôi báo chí như Báo Giáo dục và Thời đại đã một thời thực hiện thành công). Đây là con đường mở ra tương lai cho báo cho ngành Giáo dục.

Trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Hạnh – Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) công bố Quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Cờ thi đua của Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ cho Báo Giáo dục và Thời đại.
tang-co-1.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Báo Giáo dục và Thời đại.

Khen thưởng của Bộ GD&ĐT cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

tang-vip.jpg

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) công bố Quyết định của Bộ trưởng về việc tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho tập thể và cá nhân Báo Giáo dục và Thời đại. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Bằng khen của Bộ trưởng cho tập thể Báo Giáo dục và Thời đại.

Khen thưởng của Công đoàn GDVN cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Bà Dương Thị Thanh Hương – Phó Tổng biên tập lên công bố Quyết định khen thưởng của Công đoàn GDVN.

Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam lên trao tặng Cờ thi đua cho tập thể Công đoàn Báo GD&TĐ.
tang-1.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam lên trao tặng Cờ thi đua cho tập thể Công đoàn Báo GD&TĐ.

Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng Bằng khen cho các cá nhân:

1. Ông Triệu Ngọc Lâm, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập.
2. Ông Nguyễn Anh Tú – Phó trưởng đại diện CQ thường trú Báo Giáo dục và Thời đại tại TP. HCM
tang-2.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng Bằng khen cho các cá nhân.

Bộ GD&ĐT đặt nhiều niềm tin, kỳ vọng vào Báo Giáo dục và Thời đại!

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, hành trình 65 năm qua với không ít kết quả quan trọng đã đạt được của Báo Giáo dục và Thời đại cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, nhân viên Báo qua các thời kỳ. Thay mặt Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng trân trọng ghi nhận, biểu dương cảm ơn và chúc mừng tập thể Báo Giáo dục và Thời đại.

bt-phat-bieu.jpg

Với lượng độc giả lớn, trong đó có gần 1,6 triệu nhà giáo, gần 1 triệu cựu giáo chức, khoảng 25 triệu người học, trên 50 nghìn cơ sở giáo dục trên cả nước, Báo Giáo dục và Thời đại có những lợi thế đặc thù để tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ số, cùng nhiều nền tảng phân phối nội dung khác nhau cũng đem đến cho Báo nhiều cơ hội để sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới, đồng thời có nhiều phương cách và hướng đi mới để thu hút độc giả.

Chia sẻ điều này, Bộ trưởng cũng chỉ ra những thách thức Báo Giáo dục và Thời đại phải đối mặt. Một trong số những thách thức lớn hiện nay của Báo chính là khẳng định vị thế, uy tín hàng đầu của một đơn vị báo chí lớn nhất của ngành Giáo dục, của Bộ GD&ĐT trong tuyên truyền đường lối, chính sách giáo dục, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng của giáo viên, học sinh và động viên toàn xã hội chăm lo sự nghiệp, phát huy khả năng xây dựng xã hội của ngành Giáo dục.

Trong bối cảnh thông tin bùng nổ như hiện nay, những chủ đề liên quan đến giáo dục luôn trở thành vấn đề thu hút nhiều tranh luận, thậm chí tranh cãi quyết liệt, không chỉ trên không gian mạng mà còn ở mọi nơi, mọi lúc. Báo cần phải thực hiện thật tốt sứ mệnh truyền đạt thông tin, minh bạch hóa và đại chúng hóa các thông tin chính sách, định hướng và dẫn dắt thông tin của ngành Giáo dục với nguồn thông tin tin cậy, đa dạng, đầy đủ, dễ tiếp cận và dễ hiểu đối với những người trong hệ thống giáo dục, những người quan tâm đến giáo dục và những người có liên quan.

Là tờ báo ngành, theo Bộ trưởng, hơn ai hết, Báo Giáo dục và Thời đại phải là người trong cuộc, người kể câu chuyện giáo dục từ bên trong bằng sự thấu hiểu chính sách giáo dục, nắm bắt, thậm chí định hướng chính sách từ mong muốn của người dạy, người học, phụ huynh, xã hội. Ngành Giáo dục đi đầu trong đổi mới, sáng tạo, Báo cũng phải phải đi đầu trong sự sáng tạo, đổi mới; ngành Giáo dục tiêu biểu cho sự mẫu mực thì Báo cũng tiêu biểu cho sự mô phạm, khuôn mẫu…

Cũng theo Bộ trưởng, những xu thế phát triển của báo chí, truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay cũng đòi hỏi Báo Giáo dục và Thời đại nhiều hơn sự tìm tòi, sáng tạo, đổi mới từ tư duy làm báo, sản phẩm báo chí, công nghệ truyền thông để không đi vào lối mòn, không trở thành kênh thông tin đơn giản, thiếu tính hấp dẫn, thiếu sức cạnh tranh.

Trong giai đoạn trước mắt, Báo Giáo dục và Thời đại phải cùng toàn ngành tiếp tục triển khai, thực hiện các chủ trương và nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, tiêu biểu là triển khai các nội dung Kết luận số 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

Ngoài ra, bên cạnh tính báo chí, tính thông tin, truyền thông cho lĩnh vực giáo dục, Báo cần đặc biệt lưu ý đến hoạt động thông tin, tuyên truyền hỗ trợ nhà giáo trong chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc tăng cường các chuyên mục mang tính hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên.

“Trước rất nhiều việc phải làm và còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước đối với ngành Giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại cần phải chủ động hơn nữa, bám sát hơn nữa tình hình hoạt động của ngành Giáo dục và phát huy thật tốt vai trò cầu nối điều phối thông tin tích cực, đầy đủ, hiệu quả giữa ngành Giáo dục với xã hội.

Với kinh nghiệm từ hành trình 65 năm qua, với những cơ hội mới của một giai đoạn phát triển mới và với khả năng tự định vị mình trong dòng chảy chung của báo chí cách mạng Việt Nam của một tờ báo ngành, Báo Giáo dục và Thời đại cần tự tin phát triển với một bản sắc riêng trên hành trình tiếp tục. Bộ GD&ĐT đặt nhiều niềm tin, kỳ vọng đồng thời sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của Báo Giáo dục và Thời đại trong chặng đường tiếp theo”, Bộ trưởng bày tỏ.

Đánh dấu chặng đường vẻ vang và đầy tự hào của Báo Giáo dục và Thời đại

Trong không khí trang trọng và đầy xúc động, thay mặt tập thể Báo Giáo dục và Thời đại, nhà báo Triệu Ngọc Lâm trân trọng cảm ơn sự hiện diện của quý vị đại biểu, các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên và bạn đọc đã luôn đồng hành, hỗ trợ trong suốt chặng đường phát triển lâu dài của tờ báo.

Sự đóng góp của quý vị chính là nguồn động lực to lớn giúp chúng tôi vững bước trên hành trình phía trước, mang lại những giá trị thông tin, tri thức cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Tổng biên tập bày tỏ, Lễ Kỷ niệm 65 năm ngày Báo Giáo dục và Thời đại xuất bản số đầu tiên là cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường vẻ vang và đầy tự hào của tờ báo ngành, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực của đất nước.

65 năm xây dựng và phát triển, Báo Giáo dục và Thời đại không chỉ là kênh thông tin quan trọng, mà còn là cầu nối, phản ánh những vấn đề giáo dục bức thiết, từ các chính sách của Đảng và Nhà nước đến những câu chuyện thực tiễn, khắc họa đầy đủ bức tranh giáo dục Việt Nam.

“Trong bối cảnh báo chí phải đối mặt với những thử thách chưa từng có, Báo Giáo dục và Thời đại hứa không ngừng đổi mới, sáng tạo từ nội dung đến hình thức và phương pháp làm việc, nhằm thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” – nhà báo Triệu Ngọc Lâm khẳng định.

Theo Tổng biên tập, nhìn lại chặng đường phát triển của Báo Giáo dục và Thời đại, Báo không khỏi tự hào với những thành tựu đã đạt được, nhưng cũng nhận thức sâu sắc, đầy đủ về trách nhiệm của mình, trách nhiệm của một tờ báo của ngành Giáo dục, xứng đáng với sự tin yêu của lãnh đạo Bộ GD&ĐT bạn đọc cả nước.

Báo sẽ không chỉ dừng lại ở việc phản ánh thông tin, mà còn tiên phong trong việc tạo ra những giá trị mới, đóng góp vào sự nghiệp “trồng người” cao cả; góp phần đắc lực vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng xã hội học tập, phát triển bền vững.

Nhân đây, thay mặt tập thể Báo Giáo dục và Thời đại, Tổng Biên tập gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thế hệ lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã luôn tin tưởng, ủng hộ, tạo điều kiện để Báo phát triển không ngừng.

Chúng tôi cũng không quên cảm ơn những thế hệ đi trước, những cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã góp phần làm nên trang sử đầy ấn tượng, tự hào của tờ báo. Những cống hiến của các tiền bối, các bạn đồng nghiệp đã mở đường cho thành công ngày hôm nay, tạo nền tảng vững chắc để Báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

nha-tai-tro-2.jpg

Ngày 5/12/1959, Báo Người giáo viên nhân dân - tiền thân của Báo Giáo dục và Thời đại - ra mắt bạn đọc số báo đầu tiên, thay tờ tập san Giáo dục nhân dân đã được xuất bản từ năm 1953 tại chiến khu Việt Bắc. Đây là một sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa, trở thành mốc son truyền thống của Báo Giáo dục và Thời đại.

Năm 1986 đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Báo Người giáo viên nhân dân tự hào là một trong những tờ báo sớm đổi mới và góp tiếng nói quan trọng vào đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Từ năm 1991, với tên gọi mới “Giáo dục và Thời đại”, Báo liên tục có những chuyển mình để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ theo tôn chỉ, mục đích hoạt động.

Từ một ấn phẩm xuất bản một tháng 2 kỳ ngày đầu thành lập, đến nay, Báo Giáo dục và Thời đại có đa dạng ấn phẩm nhất với báo ngày 5 kỳ/tuần, Giáo dục và Thời đại chủ nhật, ấn phẩm số thứ hai hàng tuần, số đặc biệt tháng, số đặc san, báo điện tử.

Quy mô của Báo cũng ngày càng phát triển với văn phòng thường trú, văn phòng liên lạc, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú có mặt tại nhiều địa phương trên cả nước; từ đó ghi nhận, bao quát được các vấn đề giáo dục khắp 63 tỉnh/thành.

Những kết quả đạt được trong hành trình 65 năm qua của Báo Giáo dục và Thời đại cho thấy sự nỗ lực, đồng lòng của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, nhân viên Báo qua các thời kỳ; sự bền bỉ để vượt qua những giai đoạn thăng trầm; sức sáng tạo để hoà nhịp cùng sự biến đổi của đời sống báo chí, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ