Ban hành quy chế làm việc của Bộ GD&ĐT

Ban hành quy chế làm việc của Bộ GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị tổng két năm hoc
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học khối ĐH, CĐ năm 2010. Ảnh: gdtd.vn

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

Giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của cá nhân đối với những đề nghị của các Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, kể cả các vấn đề mà các Bộ liên quan còn có ý kiến khác nhau; chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền, kể cả khi đã phân công hoặc uỷ nhiệm cho các Thứ trưởng;

Phân công công việc cho các Thứ trưởng; phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) giải quyết một số công việc thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ; uỷ quyền cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công;

Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức khác, các cơ quan chuyên môn ở địa phương, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

Phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng là những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật liên quan và những công việc quy định ở trên; Những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc uỷ quyền; Xem xét để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Một số việc đã giao cho Thứ trưởng phụ trách, nhưng trong trường hợp thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết do vấn đề cấp bách hoặc quan trọng, hay do Thứ trưởng đi công tác vắng; những vấn đề liên quan đến nhiều Thứ trưởng và các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau; Có thể phân công một Thứ trưởng làm nhiệm vụ Thứ trưởng thường trực, giúp Bộ trưởng điều hành công việc chung của Bộ;

Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác, phụ trách một số đơn vị thuộc Bộ; được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định của mình;

Khi Bộ trưởng điều chỉnh sự phân công công tác trong tập thể Lãnh đạo Bộ thì giữa các Thứ trưởng bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công việc được Bộ trưởng điều chỉnh và báo cáo Bộ trưởng khi công tác bàn giao đó hoàn tất.

Thứ trưởng thay Bộ trưởng ký các văn bản thuộc lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết và các văn bản do Bộ trưởng ủy quyền.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Bộ trưởng.

Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng: Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Bộ trưởng phân công;

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;

Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;

Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thoả thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định;

Xử lý các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền Bộ trưởng phân công phụ trách; Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Bộ trưởng phân công hoặc uỷ quyền; Xin ý kiến Bộ trưởng để xử lý các vấn đề vượt quá thẩm quyền;

Thứ trưởng không giải quyết các việc mà Bộ trưởng không phân công hoặc ủy quyền và không được uỷ quyền cho các Thứ trưởng khác hoặc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ ký các văn bản được phân công ký thay Bộ trưởng.

Ngoài trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc được quy định trên, Thứ trưởng thường trực còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Được Bộ trưởng uỷ quyền thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Bộ và ký văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi Bộ trưởng vắng mặt. Được Bộ trưởng uỷ quyền chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Thứ trưởng. Giải quyết một số công việc cấp bách của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt theo uỷ quyền của Bộ trưởng...

Xem chi tiết Quy chế làm việc của Bộ GD&ĐT tại đây
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ