Bắc Kạn quy hoạch loạt cao tốc mới đến năm 2050

GD&TĐ - Bắc Kạn tập trung ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm đột phá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với việc quy hoạch các tuyến cao tốc mới.

Bắc Kạn quy hoạch loạt cao tốc mới đến năm 2050

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thiện kết cấu hạ tầng là một trong 4 đột phá chiến lược với hạ tầng giao thông vận tải được xác định là lĩnh vực cần tập trung đầu tư.

Theo Quy hoạch được công bố, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm có tính đột phá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đa dạng hoá các hình thức đầu tư như liên doanh, liên kết, hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP); xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa…

Cụ thể, đến năm 2030, Bắc Kạn xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn đạt quy mô 4-6 làn xe; đầu tư xây dựng tuyến đường tốc độ cao Bắc Kạn – Cao Bằng.

Đến năm 2050, tỉnh Bắc Kạn hoàn thiện xây dựng tuyến cao tốc đoạn từ TP Bắc Kạn đến TP Cao Bằng quy mô 4 làn xe theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Hoàn thiện tuyến đường trục Đông Tây, nghiên cứu chuyển thành tuyến đường cao tốc kết nối cao tốc CT14 (Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang) với cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh quy mô 4 làn xe.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng mở mới một số tuyến đường như: Vành đai phía Đông TP Bắc Kạn; TP Bắc Kạn - hồ Ba Bể; Thanh Vận - Cao Kỳ; Cao Kỳ - Yên Cư; tuyến kết nối ĐT.258B tại xã Công Bằng, huyện Pác Nặm sang xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng; tuyến Khang Ninh - Cao Thượng - Cổ Linh…

Bắc Kạn sẽ tập trung ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm có tính đột phá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. (Ảnh minh họa)

Bắc Kạn sẽ tập trung ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm có tính đột phá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. (Ảnh minh họa)

Quy hoạch một số tuyến đường mới như: Tuyến đường Bắc Kạn - Cao Bằng với quy mô tối thiểu cấp III, 2 làn xe; tuyến đường trục Đông Tây kết nối Tuyên Quang – Bắc Kạn – Lạng Sơn.

Được biết, nguồn vốn thực hiện dự án chủ yếu là ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, hợp tác nhà nước và tư nhân PPP, BOT… Cùng với đó, nghiên cứu phương án đối với giao thông đô thị cần có chính sách và giải pháp tạo vốn thích hợp như đổi đất để lấy cơ sở hạ tầng giao thông và khai thác quỹ đất ven, dọc theo các trục đường để tạo vốn xây dựng đường giao thông.

Trước đó, vào tháng 3/3023, Bộ Giao thông Vận tải đồng ý triển khai lập điều chỉnh chủ trương xây dựng tuyến Chợ Mới – Bắc Kạn theo quy mô cao tốc 4 làn xe.

Với kinh phí gần 6.000 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn có điểm đầu tại Km0+000 (khu công nghiệp Thanh Bình), huyện Chợ Mới. Điểm cuối tại Km28+807.5, (giao cắt với Quốc lộ 3B, kết nối với điểm đầu dự án đường Bắc Kạn - hồ Ba Bể), TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Thời gian khởi công dự kiến tháng 2/2024, hoàn thành năm 2026. Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn sau khi hoàn thành sẽ tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thêm vào đó, dự án góp phần hoàn thiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.