Australia: Sinh viên quốc tế lo lắng khi trở lại học tập

GD&TĐ - Khi bang New South Wales và bang Victoria phê duyệt chương trình thí điểm cho phép sinh viên quốc tế nhập cảnh, các chuyên gia giáo dục kỳ vọng nhóm này có thể trở lại Australia sớm nhất vào tháng 12.

 Sinh viên châu Á du học tại Australia.
Sinh viên châu Á du học tại Australia.

Tuy nhiên, nhiều du học sinh bày tỏ lo lắng về chi phí đắt đỏ khi quay lại Australia học tập.

Chính quyền bang New South Wales và bang Victoria mới đây đã công bố chương trình thí điểm đón du học sinh trở lại học tập. Tại bang New South Wales, 250 sinh viên quốc tế sẽ được nhập cảnh hai lần một tuần và tại bang Victoria là 120 em.

Bang New South Wales sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí kiểm dịch cho sinh viên quốc tế trong khi bang Victoria thu phí 5.000 USD. Tuy nhiên, nhiều sinh viên quốc tế bày tỏ lo ngại ngoài học phí và chi phí sinh hoạt cao, các em phải trả những khoản tiền lớn để nhập cảnh.

Bà Catriona Jackson, Giám đốc điều hành Trường Đại học Australia, cho biết, dù mỗi bang có kế hoạch thí điểm riêng, các cơ sở giáo dục đều theo dõi chặt chẽ. Việc đón sinh viên quốc tế trở lại học tập là điều rất được các nhà trường quan tâm.

Các cơ sở giáo dục đại học tại Australia đã trải qua năm 2020 tương đối khó khăn khi lệnh cấm mở cửa biên giới được thực hiện. “Năm ngoái, lĩnh vực của chúng tôi đã thiệt hại 1,8 tỷ USD. Năm nay có thể mất 2 tỷ USD. Những tác động này đã gây ra thiệt hại quá lớn cho các trường”, bà Jackson đánh giá.

TS Alison Barnes, Chủ tịch Liên minh Giáo dục Đại học Australia bày tỏ hoan nghênh trước sự trở lại của sinh viên quốc tế. Song ông cũng lo ngại sự phụ thuộc của lĩnh vực này vào nhóm sinh viên trên.

Ông Barnes cho biết: “Việc các trường đại học phụ thuộc vào học phí của sinh viên quốc tế đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng Covid-19 lan rộng. Khoảng 35 nghìn nhân viên các trường đại học đã mất việc làm. Giáo dục đại học không nên quay lại mô hình này”.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, không phải tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều gặp khó khăn. Nhóm 8 trường đại học Australia (Go8), gồm các cơ sở giáo dục hàng đầu cả nước, vẫn ghi nhận số lượng du học sinh người Trung Quốc tăng đáng kể trong năm 2021. Ước tính, số lượng tân sinh viên người Trung Quốc tăng 6,4% so với tháng 7/2020.

Bà Vicki Thomson, Giám đốc điều hành Go8, cho biết, so với lo ngại về số lượng sinh viên quốc tế giảm, các trường trong nhóm đang đối mặt với cuộc cạnh tranh với nước ngoài.

Theo bà Thomson, dù tỷ lệ ghi danh của sinh viên quốc tế vẫn ổn định, nhưng lệnh đóng cửa biên giới có thể gây tổn hại cho những năm học tiếp theo, như năm học 2022 - 2023. Các cơ sở giáo dục đại học tại Anh, Mỹ và Canada đang cung cấp nhiều ưu đãi, khoá học trực tiếp để thu hút sinh viên quốc tế.

Nghiên cứu từ IDP Connect cũng chỉ ra rằng, thị phần của Australia trên thị trường giáo dục toàn cầu đã giảm từ 16,8% xuống 11,6% trong hai năm gần đây.

Ông Andrew Wharton, Giám đốc khách hàng tại IDP, cho biết: “Hai năm trước, Australia chiếm 20% thị phần, cao hơn Mỹ, ngang với Anh và đứng sau Canada. Nhưng hiện nay, Canada là lựa chọn hàng đầu với tỷ lệ 39%”.

Theo ông Wharton, Australia có cơ hội đảo ngược xu thế bằng cách xây dựng kế hoạch rõ ràng để đón sinh viên quốc tế trở lại học tập. Đồng thời, các cơ sở giáo dục nên khuyến khích tân sinh viên đăng ký những lĩnh vực thiếu nguồn nhân lực.

“Tất cả đều phụ thuộc vào việc mở cửa biên giới. Nhưng nếu Australia có thể xây dựng lộ trình chắc chắn, quy mô lớn cho sinh viên quốc tế, họ vẫn còn cơ hội phục hồi”, ông Wharton cho hay.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.