Anh: Du học sinh tự vật lộn đóng học phí

GD&TĐ - Đối với Mani, 21 tuổi, người Ấn Độ, du học Anh là điều anh hằng mơ ước. Nhưng khi giấc mơ thành hiện thực, Mani nghi ngờ quyết định này liệu có xứng đáng hay không.

Sinh viên quốc tế tại Anh.
Sinh viên quốc tế tại Anh.

“Mọi chuyện đều ổn khi tôi có tiền. Nhưng bây giờ, khi tôi cần giúp đỡ về tài chính, trường đại học không làm gì hết. Tôi tự hỏi đến Anh để học có phải điều nên làm hay không”, Mani cho biết.

Khi đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020, Mani đã hoàn thành 2 trong 3 năm học tại một trường đại học ở London, Anh. Vì khóa học bị hoãn lại, Mani quyết định trở về Ấn Độ và phải đối mặt với làn sóng Covid-19 tại quê nhà.

Vừa qua, thị thực sinh viên của Mani đã hết hạn. Để gia hạn, nam sinh cần có 40 nghìn bảng Anh (khoảng 1,46 tỷ đồng) trong ngân hàng, con số khổng lồ với một sinh viên bước ra từ đại dịch.

Mani đã yêu cầu trường đại học can thiệp nhưng nhà trường cho biết không thể giúp đỡ về tài chính. Thay vào đó, nhà trường cho phép nam sinh bảo lưu kết quả đến khi đủ tiền gia hạn thị thực.

“Tôi thực sự bị sốc với thông báo của trường. Tôi không muốn trì hoãn thêm một năm nữa. Cuối cùng gia đình tôi đành phải thế chấp căn nhà đang ở”, Mani bày tỏ.

Lâm vào cảnh ngộ tương tự, Gian, đến từ Kenya, Ấn Độ, hiện đang học thạc sĩ tại Trường Đại học Bristol. Nam sinh đã trở về nhà trước khi Anh phong tỏa toàn quốc vào năm 2020. Nhưng hiện nay, Kenya nằm trong danh sách hạn chế chuyến bay đến Anh nên việc mua vé máy bay trở nên rất hiếm và đắt đỏ.

“Tôi đã mua 3 vé máy bay nhưng đều bị huỷ. Cộng thêm phí xét nghiệm Covid-19, phí tự cách ly tại khách sạn khi nhập cảnh, tôi phải chi trả khoảng 3.000 bảng (khoảng 94 triệu đồng) để trở lại học tập”, Gian cho biết.

Trường ĐH Bristol cho biết, sẽ hoàn trả chi phí cách ly nhưng đến khi quỹ được thông qua, sinh viên quốc tế phải tự trả các khoản này. “3.000 bảng là khoản tiền lớn đối với gia đình chúng tôi ở thời điểm hiện nay. Nó khiến tôi đặt câu hỏi về việc học tập tại Anh”, Gian bày tỏ.

Nhận thức được những vấn đề sinh viên quốc tế đang gặp phải, nhiều trường đại học đang tìm cách phần nào giúp đỡ các em. Một số trường sẽ trang trải chi phí xét nghiệm PCR và phí kiểm dịch. Số khác như Trường ĐH Sussex, ĐH Liverpool thuê máy bay riêng đưa sinh viên quốc tế trở lại học tập.

Tổ chức tư vấn độc lập HEPI mới đây cho biết ước tính mỗi năm, sinh viên quốc tế đóng góp 28,8 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh. Chất lượng các trường đại học cũng tốt hơn nhờ nguồn thu này. Nhưng hiện nay, Covid-19 và tình hình kinh tế ảm đạm khiến sinh viên quốc tế gặp nhiều khó khăn tài chính.

Tổ chức Các trường đại học Vương quốc Anh, đại diện các cơ sở giáo dục đại học tại quốc gia này, thừa nhận Covid-19 đang gây ra những thách thức không nhỏ cho sinh viên và nhà trường. Các trường cũng đang nỗ lực tìm cách giúp đỡ sinh viên quốc tế như tổ chức học từ xa.

Tuy nhiên, sinh viên quốc tế nhận định việc học từ xa không đem lại hiệu quả như học trực tiếp nhưng họ không được giảm tiền học. Trong khi việc trở lại Anh hiện nay là quá đắt đỏ và tiềm tàng nhiều rủi ro.

“Mỗi năm, chúng tôi phải trả những khoản học phí rất lớn. Năm ngoái là 18,1 nghìn bảng nhưng năm nay đã lên 21 nghìn dù chất lượng học tập không được cải thiện. Tôi tự hỏi mạo hiểm đến Anh vào thời điểm này có là lựa chọn đúng đắn hay không”, Angele, du học sinh người Tây Ban Nha chia sẻ.

Theo BBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi trò chuyện với Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái). Ảnh: Minh Thu

Làm đẹp thêm hình ảnh người thầy

GD&TĐ - Bão số 3 và hoàn lưu bão đã qua nhưng hậu quả vẫn hiện diện ở nhiều địa phương, trong mỗi trường học và tâm trí của thầy trò. 

Binh sĩ Nga triển khai UAV.

Trang bị 1.400.000 UAV trong năm 2024

GD&TĐ - Nga đã cung cấp 140.000 máy bay không người lái (UAV) cho quân đội năm 2023 và có kế hoạch tăng số lượng lên gấp 10 lần trong năm 2024.

Minh họa/INT

Chỉ sợ lở núi

GD&TĐ - Bão thì còn dự báo đường đi và mức độ nguy hiểm của nó để mà tránh chứ sạt lở núi thì không biết đường nào mà lần.

Hơn 42 nghìn ứng viên trúng tuyển nhưng bỏ nhập học tại Anh.

Hơn 42 nghìn người bỏ nhập học tại Anh

GD&TĐ - Theo dữ liệu của Dịch vụ Tuyển sinh đại học và cao đẳng Anh (UCAS), hơn 42 nghìn ứng viên đỗ đại học nhưng bỏ nhập học trong kì tuyển sinh năm nay.