Ảnh độc: “Chú rùa đang bơi” trên Mặt trời

Hình ảnh chú rùa đang bơi trên bề mặt hành tinh Mặt trời có kích thước gần gấp đôi Trái đất.

Ảnh độc: “Chú rùa đang bơi” trên Mặt trời

Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) là kính thiên văn lớn và thuộc hàng hiện đại nhất hiện nay. Kính được thiết kế để quan sát những vật thể mờ nhạt trong vũ trụ xa xôi, nhưng các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ mạnh mẽ này để nghiên cứu các khu vực gần gũi hơn với địa cầu trong khoảng thời gian 30 tháng gần đây, bắt đầu từ năm 2014.

Nằm tại Chile, ALMA đã tiết lộ chi tiết lần quan sát đầu tiên của nó nhắm đến Mặt trời. Trong đó, điểm đáng chú ý là hình ảnh chú rùa đang bơi trên bề mặt hành tinh này có kích thước gần gấp đôi Trái đất.

Anh doc:
Anh doc:

Hình ảnh vệt đen hình rùa khổng lồ nói trên được chụp vào ngày 18/12/2015. Ngoài ảnh độc thú vị ấy, các nhà nghiên cứu cũng đã công bố một số bức ảnh khác từ lần quan sát này, trong đó có một bản đồ đầy đủ của Mặt trời.

Tim Bastian, một nhà thiên văn học ở Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia tại Charlottesville nói: “Chúng ta quen với việc thấy Mặt trời xuất hiện trong ánh sáng khả kiến (ánh sáng thấy bằng mắt thường), nhưng điều đó chỉ cho ta thấy một bề mặt biến động và bầu không khí tràn đầy năng lượng của Mặt trời. Để hiểu đầy đủ hơn, chúng ta cần phải nghiên cứu quang phổ điện từ, bao gồm các ánh sáng ngoài vùng khả kiến mà ALMA có thể bắt được”.

Vết đen Mặt trời mà ALMA thu được, là một khu vực lạnh tạm thời của bề mặt khiến nó có màu đậm hơn khu vực xung quanh.

ALMA không thường quan sát vật thể sáng như Mặt trời. Theo các nhà nghiên cứu, Mặt trời sáng hơn cả tỉ lần so với những gì kính thiên văn này được thiết kế để quan sát. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã phải phát triển nhiều thiết bị đặc biệt để hỗ trợ nó hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện tại, ALMA đã cho thấy có thể nghiên cứu hoạt động năng lượng của Mặt trời bằng quang phổ ánh sáng bước sóng dài. Khả năng bắt ánh sáng bước sóng dài của ALMA thuộc dạng mạnh nhất thế giới hiện nay. Các nhà nghiên cứu cũng đang làm việc để mở rộng khả năng của nó sao cho hữu dụng hơn với cộng đồng thiên văn học quốc tế.

Chu kỳ Mặt trời

Chu kỳ Mặt Trời là chu kỳ mà số lượng vết đen Mặt trời thay đổi về số lượng. Chu kỳ tính từ năm Mặt trời hoạt động (năm có nhiều vết đen nhất) tới năm Mặt Trời tĩnh (năm có ít vết đen nhất). Nói một cách đơn giản các hoạt động năng lượng Mặt trời đu qua lại như một con lắc.

Ở một đầu của chu kỳ là thời gian Mặt trời yên tĩnh với vài vết đen và vết lóa. Ở đầu kia là khi năng lượng Mặt trời phát tối đa, tạo ra nhiều vết đen và bão mặt trời thường xuyên. Nhịp điệu này thường xuyên lặp đi lặp lại mỗi 11 năm.

Trong thực tế, chu kỳ này phức tạp hơn thế. Các nhà thiên văn đã đếm vết đen trong nhiều thế kỷ, và thấy rằng chu kỳ Mặt trời không phải là hoàn toàn y hệt nhau.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ