Ai Cập mở cửa trường học đón 23 triệu HS vào năm học mới
Hải Yến
GD&TĐ - Hôm qua (17/10), Ai Cập chính thức mở cửa hàng chục ngàn trường học trở lại, đón hàng triệu HS trên khắp cả nước bước vào năm học mới. Trong khi đó, các biện pháp chống dịch Covid-19 đã được thực hiện đồng thời.
Kế hoạch của Bộ GD Ai Cập cho năm học 2020-2021 dựa trên việc duy trì giãn cách xã hội, cung cấp đầy đủ sự thông gió và khử trùng thường xuyên tại trường học, đồng thời tăng cường nhận thức của HS và phụ huynh về đại dịch và các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Ngoài ra, HS, GV và khách tới trường đều được kiểm tra nhiệt độ.
Ai Cập có khoảng 23 triệu HS học tại 56.000 trường công trên cả nước. HS mỗi lớp sẽ chỉ học trong một số ngày cụ thể, không phải cả tuần.
Thứ trưởng Reda Hegazy của Bộ GD cho biết “các biện pháp phòng ngừa được áp dụng tại trường học, duy trì giãn cách xã hội và HS các lớp khác nhau sẽ đi học vào những ngày khác nhau”. Ông giải thích rằng có một kênh truyền hình chính thức mới giúp HS học từ xa, trong khi đó GV ở trường sẽ hoàn thành quy trình này cùng với các lớp học trên TV.
Trưởng phòng GD Nasser Shaaban Shehata của miền nam Giza cho biết hệ thống thời khóa biểu mới quy định ít ngày học cho HS mỗi lớp để duy trì sự giãn cách xã hội. Ông chỉ ra: “Vì vậy, cần có thêm phòng học và GV để mỗi lớp không quá 25 HS. Các trường học cũng có phòng cách ly và một số có thanh tra y tế và bác sĩ” – quan chức này nói với Tân Hoa Xã, đồng thời trấn an rằng tình hình nằm trong tầm kiểm soát của Bộ.
Các trường học ở Ai Cập bị đóng cửa từ tháng 3 do lo ngại Covid-19 lây lan. Đến nay, nước này ghi nhận 105.159 ca mắc Covid-19, trong đó 6.099 trường hợp tử vong và 98.089 ca hồi phục.
GD&TĐ - Khủng hoảng lương thực và chi phí sinh hoạt không chỉ tác động lên cuộc sống của người dân mà đang bủa vây các trường học ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các chương trình bữa trưa miễn phí hoặc trợ giá cho học sinh tại trường học đang bị cắt giảm do thiếu nguồn cung, giá thực phẩm lên cao.
GD&TĐ -Thành phố New York, Mỹ, đang triển khai hai chương trình học ảo dành cho học sinh trung học với mục đích xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến hoàn toàn vào năm 2023.
GD&TĐ -Từ tháng 5, Trường Tiểu học Xingfuhe, tỉnh Chiết Giang, cho phép học sinh tự dựng lều ngủ trong thời gian nghỉ trưa, đồng thời khuyến khích các em trang trí, gắn biển tên lên lều khi ngủ.
GD&TĐ - Trong nhiều năm trở lại đây, hàng loạt trường quốc tế nổi tiếng thế giới mở chi nhánh tại Nhật Bản cùng nhiều chính sách chiêu sinh hấp dẫn học sinh từ nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
GD&TĐ - Một báo cáo cảnh báo việc các trường đại học chất lượng cao vắng bóng ở Trung Đông và Bắc Phi. Báo cáo cũng chỉ ra mối lo ngại về triển vọng việc làm trong tương lai, đang gây ra tình trạng “chảy máu chất xám” ra khỏi khu vực. Điều này đang khiến nhà chức trách phải tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng các trường đại học.
GD&TĐ -Theo thông tin từ Hội nghị Hiệu trưởng Đức và Cơ quan Trao đổi Học thuật Đức (DAAD), khoảng 3.000 sinh viên quốc tế rời khỏi Ukraine đã xin tị nạn ở Đức.
GD&TĐ -Học sinh khuyết tật, học sinh đặc biệt là những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh khiến trường học đóng cửa. Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các quốc gia đang và sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ nhóm đối tượng này trở lại trường học?
GD&TĐ -Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được phát triển với tám nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 tại Trường Tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).
GD&TĐ -Trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc cao kỷ lục và tỷ lệ cạnh tranh việc làm gay gắt, các cơ sở giáo dục đại học phải chịu áp lực rất lớn trong việc kết nối và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Điều này khiến nhiều sinh viên và trường học gian lận.
GD&TĐ - Liên minh Khoa học và Giáo dục Đức (GEW) mới đây cảnh báo các trường học, nhà trẻ ở Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, gây bất bình đẳng trong khu vực.
GD&TĐ - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol gần đây đã yêu cầu Bộ Giáo dục điều chỉnh chính sách nhằm tăng cường đào tạo kỹ sư bán dẫn trong các cơ sở giáo dục đại học.
GD&TĐ - Báo cáo mới đây của Cơ quan Giáo dục Đài Loan dự đoán số lượng học sinh phổ thông sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong 16 năm tới. Trong đó, số học sinh tiểu học Đài Loan giảm trung bình 20.000 em mỗi năm.
GD&TĐ - Nhật Bản, Singapore yêu cầu học sinh phổ thông trực nhật, dọn dẹp vệ sinh lớp học và khu vực chung của trường. Trong khi học sinh Mỹ đăng ký làm tình nguyện viên trong các viện dưỡng lão, câu lạc bộ địa phương.
GD&TĐ - Hỗ trợ sinh viên khi họ bước vào thị trường lao động đã trở thành mối lo lắng lớn của các bên liên quan ở Indonesia. Theo Cơ quan thống kê Badan Pusat Statistik (BPS), tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia tương đối cao,
GD&TĐ - Ở Hà Lan, định kiến giới đã dẫn đến số lượng phụ nữ theo học và làm việc trong ngành STEM (các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) còn thấp.
GD&TĐ - Từ năm 2021, Đài Loan đã xây dựng nhiều “trường chip” nhằm đào tạo thế hệ kỹ sư bán dẫn tương lai và củng cố vị thế trên thế giới ở lĩnh vực này.