9 điều bạn cần biết khi du học Hà Lan

GD&TĐ - Chỉ việc du lịch đến một đất nước mới trong vài tháng đã đi kèm theo nhiều điều để lo lắng và suy nghĩ rồi, nên hẳn các bạn sinh viên lần đầu chuẩn bị du học ở một đất nước xa lạ thì còn căng thẳng hơn.

9 điều bạn cần biết khi du học Hà Lan

Để giúp các bạn có thể chuẩn bị kỹ càng hơn về mặt tâm lý cũng như vật chất, The Tree Academy sẽ tổng hợp cho các bạn 10 điều bạn nên ghi nhớ trước khi thực hiện chuyến du hành của mình. 

1. “The Netherlands” , không phải “Holland” 

Hà Lan là một quốc gia tương đối nhỏ, tuy nhiên, giữa miền Nam và miền Bắc của vương quốc này lại rất khác nhau, cũng như giữa các thị trấn ven biển so với các thành phố nằm trong đất liền. Nhiều người thường nhầm giữa từ Holland và The Netherlands, và dùng Holland để nói về đất nước Hà Lan.

Holland thực chất là một vùng nằm ở khu vực bờ biển phía đông của đất nước này. Khu vực đó bao gồm 3 thành phố đông dân nhất của Hà Lan: Amsterdam – thủ đô, the Hague – thủ phủ và Rotterdam – cảng lớn nhất châu Âu.

2. Người Hà Lan đều nói tiếng Anh, nhưng vẫn hãy học chút tiếng Hà Lan nhé

Trước ngày xuất hành, rất nhiều người nói tui rằng không cần học tiếng Hà Lan đâu vì người dân bản địa ai cũng đều có thể nói tiếng Anh cả. Lời khuyên này cùng với nỗi e ngại làm nặng chương trình học ở trường đã khiến tui bỏ qua việc học tiếng Hà Lan. Đúng vậy! Tất cả người Hà Lan mà tui gặp đều có thể nói tiếng Anh một cách hoàn hảo, nhưng nhìn lại những trải nghiệm đã qua, tui thật sự ước mình nên dành thời gian để học thứ ngôn ngữ đó.

Cố nhiên, qua một thời gian, bạn sẽ học được những câu giao tiếp đơn giản: xin chào, tạm biệt hay cảm ơn. Nhưng nếu tui bỏ thời gian học tiếng Hà Lan, tui sẽ có nhiều trải nghiệm hơn hơn thế. Ít nhất, bạn cũng có thể biết cách đọc các kí hiệu và thông tin cần thiết. Hơn thế nữa, khi đã hiểu được ngôn ngữ, bạn đã gián tiếp tiếp thu được nền văn hóa của họ.

Nếu bạn không thể xếp được giờ học tiếng Hà Lan vào các giờ lên lớp, vẫn còn một vài cách để bạn có thể học ngôn ngữ này. Bạn có thể tìm giáo viên dạy kèm riêng hay tìm người học chung.

3. Cách học hoàn toàn khác 

Thay vì ngồi nghe giảng đơn thuần trong các giảng đường lớn, các lớp học ở Hà Lan thường được xây dựng theo kiểu các nhóm thảo luận nhỏ. Lớp học lớn nhất của tui chỉ có 12 sinh viên thôi. Dù có giáo sư đứng lớp, nhưng các thầy cô cũng sẽ không nói nhiều.

Và chính học sinh là người thay nhau dẫn dắt lớp học và các buổi thảo luận. Nếu bạn không dẫn dắt lớp, thì bạn buộc phải tham gia hoạt động thảo luận nhóm. Cách học này khá là khác so với Việt Nam – khi bạn chỉ đơn thuần ngồi nghe giảng rồi xách mông đi thi. 

ssdh-maastricht-ha-lan

4. Trải nghiệm sự đa dạng văn hóa 

Thành phố nơi tui đang học, Maastricht, nằm ở góc Đông Nam của Hà Lan, rất gần với biên giới Bỉ và Đức. Chính vì lẽ đó, tui được học với rất nhiều bạn đến từ các quốc gia khác, có cả những bạn sinh viên đang tham gia chương trình trao đổi.

Cũng vì vậy mà các cuộc thảo luận thường sinh động hơn vì mọi người cùng tranh luận về những điểm giống và khác giữa Châu Âu so với đất nước của mình. Đông Ấn Hà Lan, từng là thuộc địa của Hà Lan và ngày nay là nước Indonesia, cũng mang ảnh hưởng nhiều đến vùng đất hoa tulip, đặc biệt là ẩm thực. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sắc của Indonesia ngay trên mảnh đất này.

5. Vấn đề lưu trú

Để học tập và sinh sống ở Hà Lan, bạn cần phải có giấy phép lưu trú (residence permit). Trường của bạn sẽ là người lo toàn bộ giấy tờ để bạn có thể xin giấy phép này và điều bạn cần làm là chứng minh mình có đủ khả năng chi trả cho suốt thời gian học tập ở Hà Lan. 

6. Mọi thứ đều đóng cửa vào Chủ Nhật 

Các cửa hàng, siêu thị hay nhà hàng ở Hà Lan đều đồng loạt đóng cửa vào Chủ nhật. Bạn nên cực kì lưu ý vấn đề này nếu đặt chân đến Hà Lan vào cuối tuần – Hãy đảm bảo rằng bạn đã dự trữ đồ ăn trước khi các cửa hàng đóng cửa!

Đây thật sự là một khác biệt rất lớn, vì các cửa tiệm ở Việt Nam vẫn luôn mở cửa vào Chủ nhật. Nhưng dần dần bạn sẽ quen và sẽ có những kế hoạch dự trù cho bản thân. Tóm lại, an toàn nhất vẫn là trữ sẵn cho mình một ít đồ ăn.

ssdh-groningen-ha-lan-sinh-vien

7. Mang dự phòng thêm một khoản tiền

Chi phí sinh hoạt ở Hà Lan tương đối “dễ thở” so với các nước Châu Âu khác. Dù vậy, bạn cũng nên phòng thân thêm một khoản tiền nhỏ trong người.

8. Xe đạp

Nếu bạn không biết chạy xe đạp thì nên học đi nhé. Những tin đồn về việc người Hà Lan thích mê việc đi xe đạp không phải là giả đâu. Đúng đấy! Bất cứ địa điểm nào của Hà Lan đều có bãi giữ xe cả. Thậm chí có cả những làn đường dành riên cho xe đạp nữa và xe hơn phải làm quen với việc luôn có những chiếc xe đạp ngay bên cạnh.

Trước khi du học, tui không thường lái xe. Vậy nên 2 tuần đầu đến đây, tui gặp kha khá khó khăn để làm quen với việc phải ngồi lâu trên xe đạp. Có lần tui phải đạp xe trong đêm trời mưa, một tay cầm lái và một tay che ô. Nó chẳng ích gì và tui vẫn ướt sạch. Nên lời khuyên là hãy tập đi xe đạp trong mọi hoàn cảnh nhé!

9. Du hí là chuyện nhỏ

Đi thăm thú hết Hà Lan là chuyện rất dễ dàng. Luôn có tàu lửa cao tốc có thể đưa bạn đi khắp đất nước và kết nối với cả các nước láng giềng. Với những điểm đến gần, bạn có thể chọn xe bus hay chọn máy bay với những điểm đến xa hơn.

Đi dạo trong thành phố cũng khá dễ dàng. Đa phần người dân bản địa thường thích đi xe đạp hoặc đi bộ, nhưng bạn cũng có thể sử dụng phương tiện công cộng. Các xe bus này đều có thông báo các trạm dừng, giúp bạn định vị đường đi dễ dàng hơn. Ngoài ra, ở các thành phố lớn bạn còn có thể tìm thấy cả xe điện chạy siêu nhanh nữa.

Tìm hiểu và chuẩn bị trước sẽ giúp bạn bớt gặp khó khăn khi đặt chân sang xứ người. “Say yes” với những điều mới lạ và khám phá một vùng đất với văn hóa khác sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị đấy!

Theo sansangduhoc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ