7 nhóm giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển thời gian qua được kỳ vọng tháo gỡ nút thắt cho thị trường và ổn định tâm lý cho các nhà đầu tư.

7 nhóm giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Theo dự báo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quý I/2023, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng, do trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023.

Trong năm 2022, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường và các dự án bất động sản. Những giải pháp này không chỉ góp phần “phá băng” thị trường bất động sản, mà còn hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn trong thời gian tới. Đồng thời, những động thái quyết liệt và liên tục của Chính phủ gần đây còn giúp các nhà đầu tư dần ổn định tâm lý, lạc quan vào một thị trường ổn định lâu dài bởi nhu cầu sở hữu bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực vẫn rất lớn.

Theo đó, các nhóm nhóm giải pháp bao gồm:

Thứ nhất, về giải pháp trung và dài hạn, Nhà nước đang tập trung thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Theo đó, Nghị quyết xác định mục tiêu cụ thể “Đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất” để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý của thị trường bất động sản.

Thứ hai, Chính phủ đã có Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”. Chỉ thị yêu cầu rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường.

Thứ ba, Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng năm 2022 thêm 1,5-2% để có thêm khoảng 240.000 tỷ đồng cộng với khoảng 200.000 tỷ đồng của room tín dụng 14% còn lại thì sẽ có tổng nguồn vốn tín dụng khoảng 440.000 tỷ đồng để “bơm” vào nền kinh tế ngay trong tháng 12/2022.

Nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn thời gian qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản và hạn chế rủi ro cho nền kinh tế.

Nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn thời gian qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản và hạn chế rủi ro cho nền kinh tế.

Thứ tư, để chỉ đạo xử lý các vấn đề cấp bách của nền kinh tế và thị trường bất động sản, Thủ tướng đã ký Công điện số 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 “về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở”.

Cụ thể, các chính sách này nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên góp phần phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai tích cực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ năm, về các giải pháp ngắn hạn, Chính phủ đang khẩn trương xem xét ban hành 2 nghị định gồm: Dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và Dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai”.

Thứ sáu, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ xem xét Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để bình ổn thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất giãn thời gian thực hiện thêm 1 năm đối với quy định về xác định nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và giãn yêu cầu xếp hạng tín nhiệm trong 1 năm sẽ giúp thị trường có thêm thời gian điều chỉnh, không giật cục và có thể duy trì nhu cầu đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp.

Tiếp đó, Bộ Tài chính đề xuất cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Đồng thời, Bộ Tài chính đề xuất cho phép doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác.

Thứ bảy, Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương doanh nghiệp”. Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng với các Tổ công tác khác của Thủ tướng đã khẩn trương vào cuộc để nắm tình hình nhằm tháo gỡ nhanh vướng mắc của thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.