7 người phụ nữ có “ảnh hưởng” nhất thời Trung Quốc phong kiến

Không chỉ có Võ Tắc Thiên là người phụ nữ nổi bật nhất trong triều đại phong kiến Trung Quốc mà còn có những người “hơn” bà về nhiều mặt.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Không can dự triều chính nhưng nhiều người phụ nữ dưới thời phong kiến Trung Quốc vẫn tạo ra quyền lực và sức ảnh hưởng lớn bởi hình ảnh mẫu mực của họ khi phò trợ hoàng đế trị quốc.

 1. Hoàng hậu Trương Tôn - người phụ nữ đức hạnh nhất 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Có người nói rằng, đằng sau một người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ tuyệt vời.

Đường thái tông đại trị thiên hạ, thịnh chí một thời, ngoài dựa vào những thuộc hạ đại thần dưới trướng, mà còn chia sẻ cùng người trợ thủ đắc lực không thể tách rời, cũng chính là người vợ hiền từ, đảm đang của mình - Trương Tôn thái hậu.
Người đời có câu "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", có lẽ nếu không có một chỗ dựa vững chắc sau lưng, chúng ta sẽ không thể thấy được một Đường Thái Tông lẫy lừng trong lịch sử.
2. Thái hậu Từ Hi
 Thái hậu Từ Hi (1835 -1908) là một trong những phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử của Trung Quốc.
Bà hỗ trợ ba vị hoàng đế kế tiếp là chồng và con trai của bà, đồng thời nắm giữ, kiểm soát triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc trong 47 năm từ năm 1861 đến khi qua đời năm 1908. 
7 phu nu co “anh huong” nhat Trung Quoc phong kien-Hinh-2
Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề (trọng nam khinh nữ), trong một thời gian dài.
Giai đoạn cầm quyền của Từ Hi được coi là giai đoạn yếu nhất của triều đại nhà Thanh.
3. Thượng quan Vãn nhi - nữ thủ tướng đầu tiên
7 phu nu co “anh huong” nhat Trung Quoc phong kien-Hinh-3
Thượng quan Vãn nhi là một nữ nhi tài khí nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thượng quan Vãn nhi là người Thiểm Châu, tổ phụ là một danh thần dưới triều Đường Thái Tông.
Cuộc đời cô có thể gọi là một huyền thoại thăng trầm. Tuy rằng không có danh thủ tướng, nhưng trên thực tế cô là một nữ thủ tướng độc nhất vô nhị trong lịch sử.
 4. Lý Hoàng hậu nhà Tống: Ghen tuông bệnh hoạn nhất
 Một bà hoàng khác là Lý Hoàng hậu thời vua Nam Tống Quang Tôn cũng nổi tiếng về sự độc ác.
 Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp.
Mấy hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích nên tiện thiếp lấy để dâng lên. Quang Tôn nghe nói cả mừng, vội mở ra xem thì ra trong đó là... đôi bàn tay của thị nữ hôm nọ vua khen đẹp đã bị chặt ra. Vua kinh hãi, sây xẩm cả mặt mày.
5. Lã Trĩ - người phụ nữ độc ác nhất
Lã Trĩ là hoàng hậu đầu tiên đời nhà Hán - vợ Hán Cao Tổ Lưu Bang, có thể coi là một nữ chính trị gia rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Để bù đắp những ngày chinh chiến gian khổ trước kia, Lưu Bang tuyển hàng loạt cung tần mỹ nữ xinh đẹp vào hậu cung. Nhìn thấy Lưu Bang đem lòng say mê ái phi, cơn ghen của bà hoàng hậu tàn ác nổi lên mở màn cho âm mưu tàn độc lưu truyền vạn kiếp.
Để trả thù ái phi được Lưu Bang sủng ái - Thích Phu Nhân, Lã Hậu đã sai người trói bà vào trục đá lớn của cối xay rồi bắt kéo. Để "diệt cỏ tận gốc", Lã Hậu còn sai người đem thuốc độc để bắt Như Ý - con trai Thích Phu Nhân, lúc này đã được phong là Triệu Việt Vương uống.
6. Giả Nam Phong đời Tấn: Người phụ nữ khiến vua sợ như cọp
Nói về sự hiểm độc, xấu xa lẫn đãng thì khó ai qua mặt được Giả Nam Phong, hoàng hậu của Tấn Huệ Đế.
Là hoàng hậu nhưng bà ta sinh liền 4 công chúa, không có con trai nên các phi tần khác trong cung nếu ai may mắn được Huệ Đế lâm hạnh dĩ nhiên sẽ lãnh đủ. Giả Nam Phong hung tàn hơn hẳn Triệu Phi Yến.
Sau khi biết tin một cung phi có thai, bà ta chạy ngay đến nơi người đó ở, giật lấy kích của thị vệ đâm cho cô ta một nhát vào ngực chết tươi.
Tấn Huệ Đế sợ Giả Nam Phong như sợ cọp. Tuy luôn mồm nói mình tôn sùng “lễ phép”, nhưng trước sự hoành hành bạo ngược của Giả Nam Phong, ông vua này cũng chỉ biết than thầm.
 7. Công chúa Văn Thành - nhà ngoại giao thành công nhất
Vào thời Đường Thái tông Lý Thế Dân, công chúa Văn Thành gả đi xa cho Thổ Phan, nàng là mẫu mực cho việc thông gia với nước láng giềng để giữ gìn an ninh cho khu vực biên giới.
 Nhờ có Văn Thành công chúa mà tình hữu nghị bang giao hai bên đã có bước phát triển rất lớn, bởi vậy nói Văn Thành công chúa là một trong những nữ ngoại giao thành công nhất cũng không hề cường điệu quá.
Theo khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.