6 kỹ năng mềm cho người làm kỹ thuật

GD&TĐ - Đối với người làm kỹ thuật, các kỹ năng mềm cần thiết không kém kỹ năng chuyên môn và thật sai lầm nếu bỏ qua vai trò này khi chuẩn bị tìm việc hoặc khi tự cải thiện vị trí hiện tại. Dưới đây là 6 kỹ năng không liên quan đến kỹ thuật mà người làm kỹ thuật cần thông thạo theo gợi ý của các chuyên gia.

6 kỹ năng mềm cho người làm kỹ thuật

1. Giao tiếp

Ngày nay, lao động trong lĩnh vực kỹ thuật không phải là những người làm việc đơn độc. Họ là một phần của đội ngũ không ngừng lớn mạnh và phụ thuộc lẫn nhau. Ở bất cứ đội nhóm nào, khả năng làm việc tốt cùng với người khác là điều cần thiết. “Làm việc nhóm là một đặc thù mang tính thiết yếu giúp tạo các mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, đưa đến sự hợp tác và sáng tạo”, Phó chủ tịch phụ trách tuyển dụng của công ty Randstad Engineering cho biết.

Còn theo Angie Keller, Phó chủ tịch mảng tuyển dụng của Công ty kết nối tuyển dụng kỹ sư Randstad Engineering thì, “Những ý tưởng đột phá về công nghệ, kỹ thuật thường là từ nỗ lực của cả đội ngũ. Kỹ thuật xoay quanh sự đổi mới và các ý tưởng tốt nhất thường đến từ nỗ lực của nhóm”. Những nhân viên được đồng nghiệp ưa thích thường có những điểm chung, như không ngồi lê đôi mách, cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác, không hạ thấp người khác để tôn mình lên, v.v…

Tập trung để trở thành một người được đồng nghiệp ưa thích sẽ giúp cuộc sống giảm căng thẳng và thú vị hơn.

2. Sáng tạo 

Có khả năng tư duy sáng tạo, bạn sẽ trở thành vốn quý đối với bất kỳ đội ngũ nào, bởi vì đôi khi những giải pháp tốt nhất khó có thể nhận ra một cách rõ ràng.

Otto Hilska, Phó chủ tịch mảng kỹ thuật tại công ty Smartly, cho biết: “Bản chất của kỹ thuật đòi hỏi phải có tư duy‘vượt giới hạn’ - đó là lý do tại sao sự tò mò là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất cho bất kỳ kỹ sư nào muốn phát triển sự nghiệp của mình. Các kỹ sư giỏi không thể lúc nào cũng cho ra các giải pháp mới hoặc tạo ra các kết nối mới mà không có một tư duy mang tính hiếu kỳ. Kỹ năng mềm này giúp tạo ra sự khác biệt giữa những người chỉ đơn thuần học tập, học hỏi và những người thực sự muốn tìm ra cách giải quyết vấn đề để tiến về phía trước. Là một kỹ sư, bạn nên thuộc nhóm thứ hai”.   

3. Truyền đạt ý tưởng

Nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng và kế hoạch của mình hiệu quả, bạn sẽ là một chuyên gia kỹ thuật kém. 

Chris Szymansky, Giám đốc Công nghệ của công ty tuyển dụng nhân sự JazzHR cho biết, “Do kỹ thuật bao gồm việc giải quyết các vấn đề và giảm thiểu rủi ro nên kỹ năng truyền đạt là rất quan trọng. Học cách truyền đạt các ý tưởng, các nguy cơ, cũng như các giải pháp cho cả đối tượng kỹ thuật và phi kỹ thuật là một kỹ năng đáng để rèn luyện”.

4. Đồng cảm với khách hàng

Thật dễ dàng để bị cuốn vào một dự án kỹ thuật mà quên đi những gì bạn đang xây dựng sẽ ảnh hưởng thế nào đến người tiêu dùng, hoặc quên rằng họ sẽ sử dụng sản phẩm khác biệt thế nào so với bạn.

Hilska nói: “Có sự đồng cảm mới đặt chúng ta vào vai trò của khách hàng, hiểu được đâu là những vấn đề cần phải được giải quyết cấp bách. Điều này sẽ tạo ra cảm hứng cho chúng ta làm việc tốt hơn. Khi hiểu rõ hơn ai đang sử dụng công nghệ mà bạn tạo ra, đó là khi phép mầu sẽ đến”.

Szymansky đồng ý với quan điểm trên: “Hãy tập trung vào khách hàng.  Các kỹ sư thường dành phần lớn thời gian vào các chi tiết kỹ thuật. Có thể lùi một bước khỏi công nghệ để hiểu được mục đích của khách hàng hoặc người tiêu dùng, điều này làm cho các sản phẩm có chất lượng tốt hơn”.

5. Thích nghi

Đôi khi, giải pháp đầu tiên bạn nghĩ đến không phải là tốt nhất, hoặc các yếu tố mới sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện. Nếu thích nghi tốt, bạn sẽ không bị mắc kẹt vào chiến lược đã đề ra ban đầu. “Sự nhạy bén và linh hoạt khi có sự thay đổi là một kỹ năng quan trọng đối với các kỹ sư”, chuyên gia Norton nói.

Bà đưa ra lời khuyên để học cách thích nghi dễ dàng hơn: “Hãy chấp nhận là có thể có nhiều cách để đạt được mục tiêu. Là các kỹ sư, chúng ta thường được hướng dẫn rằng có một cách đúng đắn để làm điều đó. Và chúng ta hãy đối mặt với nó".

6. Ham thích học hỏi

Luôn ham thích học hỏi và phát triển các kỹ năng sẽ giúp bạn dễ thành công trong sự nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Szymansky nói: “Tốc độ thay đổi của công nghệ rất nhanh chóng, vì vậy hãy tìm các chủ đề quan tâm cụ thể và thiết lập các mục tiêu học tập cho riêng mình, ngay cả khi chúng không liên quan trực tiếp đến công việc hằng ngày. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển nghề nghiệp”.

Theo Forbes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.