Cách mạng công nghiệp 4.0: Xu thế & giải pháp

GD&TĐ - Cuộc CMCN 4.0 xuất hiện đúng thời kỳ dân số vàng và là thời kỳ đổi mới ở nước ta. Đây là cơ hội hiếm có, mang tính lịch sử đối với một quốc gia nói chung và với ngành GD-ĐT nói riêng.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Xu thế & giải pháp

Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, trong đó chú trọng nhiệm vụ: “Lấy người học làm chủ thể trung tâm của quá trình đào tạo”, với quan điểm “phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học”. Đây là chủ trương sáng suốt, bám sát thời cơ, đối đầu mọi thách thức của cuộc CMCN 4.0 đặt ra.

Những xu thế phát triển mới          

Nền kinh tế tri thức với lực lượng lao động trí thức, sẽ thay thế chủ yếu cho nền kinh tế dựa vào vật liệu với lực lượng lao động cơ bắp. Các sản phẩm sẽ mang hàm lượng tri thức lớn và có giá trị cao. Cấu trúc các thành phố sẽ thông minh và giải pháp phát triển sẽ thông minh gấp nhiều lần...

Theo các chuyên gia, trong thế kỷ 21 sẽ có những xu thế về việc làm, tuyển dụng và đào tạo sau:

TỪ sản xuất hàng loạt SANG sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng.

TỪ người lao động phục vụ máy và công cụ SANG máy và công cụ phục vụ người lao động (rôbốt sẽ làm thay thế phần lớn người làm việc).

TỪ lao động thực hiện nhiệm vụ một cách lặp đi lặp lại SANG lao động ứng dụng tri thức.

TỪ lấy vốn làm trọng SANG lấy tri thức làm trọng.

TỪ lấy vốn làm đầu SANG lấy tri thức làm đầu khi khởi nghiệp sáng tạo.

TỪ chủ yếu kỹ năng tay chân SANG chủ yếu kỹ năng tư duy.

TỪ việc làm truyền thống SANG việc làm xanh.

TỪ tìm việc làm SANG tự tạo việc làm và khởi nghiệp sáng tạo.

TỪ tuyển dụng đã qua đào tạo SANG tuyển dụng có thể đào tạo được.

TỪ đào tạo dựa vào nội dung SANG học để học tiếp (học tập suốt đời).

Các quốc gia phải hết sức chú trọng đào tạo công dân toàn cầu và tạo cơ hội việc làm.

 Giải pháp hai tốc độ

Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phải chạy hai tốc độ. Một mặt theo tốc độ của nền kinh tế tri thức thời đại CMCN 4.0, mặt khác theo tốc độ thực hiện giảm nghèo và phát triển toàn diện, giữ vững ổn định-nhất là ở khu vực nông thôn, nông nghiệp lạc hậu. Kéo theo GDNN nói riêng và GD-ĐT nói chung phải có giải pháp hai tốc độ tương ứng, để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng và giải quyết đồng thời hai vấn đề cơ bản sau:

1. Giải quyết những thách thức liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng hiện nay như: tỷ lệ lao động nông thôn, nông nghiệp KN thấp còn cao (chiếm khoảng 70% dân số). Chính phủ phải có kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh tế phát triển bền vững-ứng phó với sự biến đổi khí hậu, xóa đỏi giảm nghèo.

2. Nhanh chóng tận dụng những cơ hội vàng của đất nước và thế mạnh của VN để đột phá vươn lên tầm quốc tế, vượt lên những thách thức mới, với đội ngũ lao động có KN-trình độ đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực có ứng dụng Công nghệ mới, hiện đại-theo đặc trưng của cuộc CMCN 4.0, làm tiên phong thúc đẩy đưa đất nước đi lên, trở thành quốc gia khởi nghiệp, tiên tiến, hiện đại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ