5 rào cản khi khởi nghiệp

GD&TĐ - Theo chia sẻ của diễn giả nổi tiếng thế giới, Chủ tịch Tập đoàn phân phối Mr. Checkout Ditributors và cũng là nhà tư vấn lãnh đạo, Joel Goldsten, thì: “Bạn đang suy nghĩ để theo đuổi một kế hoạch khởi nghiệp như đam mê của mình, nhưng lo rằng liệu kế hoạch có thể bị thất bại. Vì thế, hãy chuẩn bị cho con đường đầy gai góc phía trước bằng cách hiểu rõ 5 rào cản mà bạn sẽ phải vượt qua”.

5 rào cản khi khởi nghiệp

1. Khả năng tiếp cận thị trường kém

Một vấn đề thường gặp của những người mới khởi nghiệp là vội vàng thực hiện việc quảng cáo, in ấn mà không nắm bắt được mục tiêu và tìm hiểu, nghiên cứu các dữ liệu của thị trường. Bởi vì các chi phí liên quan đến tiếp thị và quảng cáo có thể rất tốn kém.

Nếu một doanh nghiệp không biết mục tiêu của thị trường là ai, sẽ có thể gây lãng phí tiền bạc để in ấn quảng cáo có nội dung chưa đúng hay không phù hợp với mục tiêu thị trường của công ty

Là một người khởi nghiệp, bạn muốn tạo ra một thương hiệu của riêng mình để càng được nhiều người biết đến càng tốt. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn tốn kém khá nhiều chi phí. Vì thế, nên tránh chọn các kênh tiếp thị lớn chỉ bởi vì bạn cảm thấy thích chúng, thay vào đó hãy dành thời gian để nghiên cứu đối tượng của thương hiệu và tìm ra nơi mà họ có nhiều khả năng để đi đến đó.

Cần nhớ rằng, khi tạo ra một dòng sản phẩm và các tài liệu để quảng cáo hãy nghĩ đến những nhu cầu và sở thích của đối tượng, chứ không phải của chính bạn. Là một nhà kinh doanh, bạn có xu hướng dễ nhầm lẫn giữa hai điều này, nhưng điều quan trọng là bạn học hỏi được cách làm thế nào để tách rời chúng.

2. Xây dựng một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp

Nhu cầu của những người khởi nghiệp sẽ không ngừng thay đổi khi công ty của bạn đang trên đà phát triển, có thể khiến việc tuyển dụng nhân viên gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, một loạt các kỹ năng bạn cần có trong một năm sẽ có thể thay đổi trong thời gian tiếp theo. Vậy, làm thế nào để thuê một đội ngũ làm việc có thể giúp bạn khởi nghiệp thành công? Đó là hãy nghĩ đến khi nào cần thuê nhân viên có thể làm việc lâu dài.

Tuyển những nhân viên có các kỹ năng cơ bản, mà bạn có thể đào tạo họ khi công ty của bạn phát triển. Nếu lựa chọn sai trong việc tuyển dụng, hãy biết đối diện với những quyết định khó khăn và tập trung vào các mục tiêu và nhiệm vụ của công ty, và biết đặt những cảm xúc cá nhân sang một bên.

3. Sự cạnh tranh

Những người làm kinh doanh cần tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh tranh của mình. Hãy phân tích những điểm mạnh và yếu của đối thủ, và xác định bất kỳ những chỗ hở nào của thị trường. Hãy sử dụng công ty của bạn để rút ngắn khoảng trống này đến người tiêu dùng, bằng cách tạo ra một vị trí thích hợp trong phạm vi một thị trường rộng lớn hơn.

Hoặc là nghiên cứu sản phẩm của chính bạn và tìm cách để phân biệt chúng với đối thủ của bạn. Sản phẩm của bạn được làm tại Mỹ, trong khi đó những đối thủ của bạn đến từ một nguồn sản xuất khác? Hãy chứng tỏ thực tế này để làm tăng thị phần của bạn. Bởi vì cho dù bạn làm bất cứ điều gì đi nữa, cũng đừng bao giờ quên chú ý đến đối thủ của bạn đang làm những gì khi kinh doanh.

4. Chuẩn bị thời điểm xuất phát

Tính toán thời điểm cần phải đạt mức hoàn hảo. Nếu quá muộn, sẽ có nguy cơ phải đánh bại những đối thủ “đáng gờm” khác, còn quá sớm bạn sẽ không thể chuẩn bị và thực hiện các đơn hàng. Cách tốt nhất là lập một kế hoạch trả trước và theo dõi sự tiến bộ của bạn khi sắp xếp ngày khởi động.

Bạn đừng lo lắng ngày khởi động có thể bị thay đổi nếu công ty chưa sẵn sàng, mà chỉ cần chọn một thời điểm phù hợp nhất, nếu không muốn ra mắt khách hàng trước khi mọi thứ chưa thể sắp xếp đâu vào đó.

5. Tiền bạc luôn quan trọng

Bất kể đang kinh doanh ngành nghề gì thì tiền bạc chắc chắn sẽ là rào cản bạn cần vượt qua. Bạn đã có sẵn nhà đầu tư? Nếu vậy, hãy chứng tỏ với họ về kế hoạch thành công dài hạn của bạn một cách thận trọng, bằng cách đưa ra một vài sản phẩm cụ thể giống như một sản phẩm thử nghiệm hay để họ trải nghiệm các dịch vụ của bạn.

Còn nếu như chưa chắc chắn việc kêu gọi các nhà đầu tư, có thể cân nhắc các nguồn tài chính thay thế như Kickstarter or Indiegogo.

Theo Business2community

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ