5 lỗi ngôn ngữ cơ thể khiến bạn bị mất điểm khi phỏng vấn ​

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vẫn mãi là một câu chuyện muôn thuở với tất cả những bạn trẻ đang và sẽ dấn thân trên con đường xây dựng sự nghiệp.

5 lỗi ngôn ngữ cơ thể khiến bạn bị mất điểm khi phỏng vấn ​

Cần chăm chút từ khâu chuẩn bị CV, viết đơn xin việc, đầu tư vào trang phục, tập dượt hỏi đáp công phu tại nhà. Nhưng một yếu tố cũng vô cùng quan trọng trong quá trình phỏng vấn lại thường bị các bạn trẻ bỏ qua, đó là ngôn ngữ cơ thể. Các nhà tuyển dụng có kinh nghiệm đặc biệt chú trọng quan sát ngôn ngữ cơ thể của ứng viên một cách thầm lặng và những gì bạn đang vô thức thể hiện lại có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của họ.

Nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể như thế nào khi phỏng vấn? Những cử chỉ nào nên tránh để không bị mất điểm với nhà tuyển dụng? Một số ý sau đây có thể là câu trả lời bạn đang tìm kiếm.

Mắt nhìn xuống

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, rất ít nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng với một ứng viên không nhìn họ khi trả lời phỏng vấn. Trong đó, nhìn xuống đất là cử chỉ tệ nhất, cho thấy rõ sự ngại ngùng, thiếu tự tin của ứng viên khi giao tiếp. Bạn cần chú ý duy trì giao tiếp mắt với người hỏi, tránh nhìn xuống đất hoặc nhìn sang chỗ khác, điều này khiến bạn có vẻ xao nhãng, lo lắng và không hứng thú với cuộc hội thoại. Đối với một số ngành nghề cần kỹ năng giao tiếp như bán hàng, marketing, các vị trí lãnh đạo…, điều này càng trở nên quan trọng hơn nữa. Nếu không thể nhìn thẳng vào mắt người đối diện, hãy cố gắng chọn một điểm ngay phía trên vai hoặc một điểm vô hình sát họ để nhìn vào nếu điều đó khiến cho bạn giữ bình tĩnh tốt hơn.

Ngồi sai tư thế

Các tư thế nên tránh khi ngồi phỏng vấn bao gồm ngồi gù lưng hoặc trượt trên ghế, ngồi ngả ra lưng ghế, ngồi nghiêng quá nhiều về phía người hỏi, ngồi ở mép ghế, hoặc ngồi lệch về một bên tay ghế. Những tư thế này đều khiến bạn trông không nghiêm túc, thiếu tự tin và hơn hết, nó không đem lại hình ảnh đẹp cho bạn. Tư thế ngồi đúng: Hãy ngồi thoải mái vào chính giữa và dựa nhẹ vào lưng ghế, luôn luôn giữ thẳng lưng ở bất kỳ tình huống nào. Có thể nhẹ nhàng đổi tư thế ngồi để giải toả căng thẳng nếu cần.

Khoanh tay trước ngực

Các nhà ngôn ngữ học nhận định cử chỉ khoanh tay trước ngực là một tư thế phòng thủ tự nhiên của con người khi cảm thấy không thoải mái, muốn tạo khoảng cách hoặc muốn tỏ thái độ thách thức ngầm đối phương. Tất cả những điều này đều đem lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng. Bạn hãy tránh khoanh tay trước ngực dù đứng hay ngồi, thay vào đó, hãy đặt nhẹ tay trên bàn hoặc đầu gối, có thể thả lỏng hoặc đan hai bàn tay vào nhau.

Rung chân hoặc gõ ngón tay lên bàn

Rung chân, gõ nhịp, lắc lư… đều là những thói quen vô thức trong sinh hoạt nhưng trong phòng phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng, nó sẽ là một điểm trừ lớn cho bạn. Nếu muốn hình ảnh của mình trở nên nghiêm túc, nhã nhặn và chuyên nghiệp, hãy loại bỏ những tật xấu trên. Nếu trót có một trong những thói quen này, bạn có thể luyện tập bằng cách dành 10 phút mỗi ngày ngồi yên trước gương và tập quan sát chính mình, hoặc nhờ người thân quan sát giúp. Nếu mắc lỗi, thực hiện lại tất cả từ đầu. Sau vài ngày, tình trạng sẽ được cải thiện.

Dùng tay chạm lên các phần khác trên cơ thể

Trong giao tiếp, việc đưa tay lên mặt, xoa tai, xoa cổ hoặc vuốt tóc quá thường xuyên là biểu hiện của sự bồn chồn, không thoải mái, e ngại hoặc thất vọng. Nhà tuyển dụng thường rất tinh ý khi quan sát những dấu hiệu này của bạn. Ví dụ, khi được hỏi bạn có tự tin đảm nhiệm một vai trò nào đó ngoài nhiệm vụ chính, nếu bạn trả lời có nhưng tay lại đưa lên mặt hoặc chỉnh lại kính... thì đó là một dấu hiệu cảnh báo. Hãy để ý và tránh những cử chỉ này vì nó có thể “tố giác" những cảm xúc tự nhiên của bạn trước nhà tuyển dụng.

Tìm việc làm Hà Nội nhanh chóng và hiệu quả tại Careerlink.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.