Dự đoán 5 loại vũ khí sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với tác chiến tương lai là một vấn đề khó khăn vì bản chất của chiến tranh là linh động và liên tục thay đổi.
Một hệ thống có thể là phương tiện thay đổi cuộc chơi trong cuộc đại đối đầu giữa hai lực lượng thông thường chẳng hạn như Trung Quốc và Mỹ lại có thể chả mấy tác dụng trong một kịch bản phi đối xứng tiêu hao lực lượng trong chiến trường đô thị (Ví dụ, các lực lượng Israel đối mặt với quân du kích Palestine ở dải Gaza hay Hezbollah của Li-băng ở ngoại ô Beirut).
5. “Siêu tàng hình” hay “Tàng hình lượng tử”
Pháo ray điện tử sử dụng từ trường chứ không phải là thuốc phóng hóa học (như thuốc súng hoặc nhiên liệu) để đẩy một quả đạn đi rất xa ở tốc độ 4.500 - 5.600 dặm/h.
Các tác động quân sự của những phát triển này là hiển nhiên, “các áo choàng tàng hình” này sẽ cho phép các chiến binh, từ những người lính bình thường cho đến lực lượng đặc nhiệm hoạt động trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện, hoặc ít ra là giúp cho họ đủ thời gian để giành thể chủ động.
Những khả năng đó sẽ làm giảm nguy cơ thương vong trong các hoạt động quân sự, trong khi tăng khả năng phát động các cuộc tấn công phẫu thuật và bất ngờ chống lại kẻ thù, hoặc tiến hành phá hoại và ám sát.
Một công ty Canada nghe nói đã giới thiệu loại vật liệu này với hai nhóm chỉ huy trong quân đội Mỹ và hai nhóm trong quân đội của Canada, cũng như cho các đội chống khủng bố liên bang.
Tất nhiên, công nghệ này cũng sẽ có tác động lớn đến các hoạt động khi nó lọt vào tay các đối thủ phi nhà nước như các lực lượng du kích và các nhóm khủng bố.
4. Pháo ray điện tử
Tốc độ cao và tầm bắn xa của pháo ray điện từ mang lại một số lợi ích cả trong tấn công và phòng ngự, từ tấn công chính xác có thể đối phỏ với các hệ thống phòng ngự khu vực tiên tiến nhất cho đến phòng không chống lại các mục tiêu đang bay đến.
Một lợi thế khác của công nghệ này là nhờ có nó mà không còn phải lưu trữ các loại chất nổ nguy hiểm và các vật liệu dễ cháy cần để phóng các quả đạn thông thường.
Một hệ thống pháo ray điện từ hải quân đã được Cục Nghiên cứu Hải quân Mỹ phát triển từ năm 2005. Giai đoạn hiện nay của dự án, bắt đầu vào năm 2012, đang tìm cách trình diễn khả năng bắn ổn định.
Hải quân Mỹ hy vọng cuối cùng tăng được tầm bắn của pháo ray lên đến 200 hải lý bằng năng lượng 64 MJ, nhưng do một phát bắn sẽ cần đến 6.000.000 ampe (lớn hơn cường độ dòng điện gây ra cực quang), sẽ mất nhiều năm nữa các nhà khoa học mới có thể tìm ra cách phát triển các tụ điện có thể tạo ra năng lượng như vậy, hoặc các vật liệu làm pháo không bị phá tan thành từng mảnh trong mỗi phát bắn.
Không chịu thua, lục quân Mỹ cũng đã phát triển biến thể pháo ray điện từ riêng của mình. Trung Quốc có tin cũng đang phát triển một loại pháo điện từ và ảnh vệ tinh xuất hiện vào cuối năm 2010 cho thấy, việc thử nghiệm đang diễn ra tại một trường thử xe tăng-thiết giáp và pháo binh ở gần Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông.
3. Vũ khí vũ trụ
Bất chấp áp lực quốc tế chống quân sự hóa không gian vũ trụ, các nước lớn tiếp tục tìm kiếm các công nghệ có thể biến bầu trời trên đầu chúng ta thành một chiến trường tiếp theo.
Các khả năng là vô hạn, từ các bệ phóng tên lửa triển khai trên mặt trăng cho đến các hệ thống chặn bắt và đổi hướng các tiểu hành tinh tới một mục tiêu trên mặt đất.
Rõ ràng là không phải tất cả các kịch bản đều là khả thi về kỹ thuật và mãi mãi sẽ vẫn là công cụ của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Nhưng một số đột phá đang nằm trong tầm với của khoa học hiện tại và sẽ có tác động sâu sắc đến bản chất của chiến tranh như chúng ta biết.
Một khả năng là trang bị cho các tàu vũ trụ vũ khí hạt nhân hoặc xung điện từ (EMP) phi hạt nhân. Bằng cách kích hoạt một vũ khí EMP lắp trên vệ tinh tại độ cao lớn, một bên tham chiến có thể mở một cuộc tấn công phủ đầu vào lưới điện, các vệ tinh, cũng như các hệ thống C4ISR vốn cần để tiến hành hoạt động quân sự của đối phương.
Tùy thuộc vào kích thước của vũ khí EMP sử dụng, cuộc tấn công có thể bao trùm cả một quốc gia, hoặc là tấn công chuẩn xác hơn nhắm vào một khu vực tác chiến.
Loại vũ khí tàn sát này về lý thuyết có thể chấm dứt chiến tranh trước khi một phát súng được bắn đi, ít nhất là chống một kẻ thù quá dựa vào thông tin như Mỹ và ít hiệu quả hơn nhiều khi chống lại Taliban hoặc Hamas chẳng hạn.
Các vũ khí EMP bắn từ các phương tiện mang ở độ cao nhỏ hơn hoặc thông qua hệ thống tên lửa trên đất liền như tên lửa đường đạn xuyên lục địa dễ bị chặn đánh hoặc tiến công phủ đầu.
Các vũ khí EMP lắp trên vệ tinh gắn thì sẽ nằm ngoài tầm với của hầu hết các nước, ngoại trừ những quốc gia có vũ khí chống vệ tinh triển khai trên mặt đất hay các trạm quỹ đạo.
Hơn nữa, thời gian phản ứng đối với một cuộc tấn công vũ trụ ồ ạt sẽ ngắn hơn nhiều, làm giảm khả năng của một quốc gia bị tấn công trong việc đánh chặn vũ khí EMP.
Một công nghệ khác được quan tâm lúc ít lúc nhiều trong nhiều thập kỷ là sử dụng các laser năng lượng cao trên vũ trụ (SBL) để chặn đánh các tên lửa đạn đạo của kẻ thù ngay trong giai đoạn tăng tốc (gọi là “đánh chặn giai đoạn tăng tốc” hoặc BPI).
Ưu điểm của BPI là nỗ lực vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo xảy ra ngay trong giai đoạn nó bay chậm nhất, do đó xác suất đánh chặn thành công sẽ cao hơn.
Khác với các hệ thống phòng thủ chiến trường đang được sử dụng cho BPI (như Aegis) vốn đòi hỏi phải được triển khai ở gần lãnh thổ đối phương, các vũ khí laser triển khai trên vũ trụ có thể hoạt động ở các độ cao nằm ngoài khả năng của các quốc gia mục tiêu để bắn hạ hoặc vô hiệu hóa trước khi nó khai hỏa.
Do có ngày càng nhiều nước có các tên lửa đường đạn tầm xa để mang có thể là đầu đạn hạt nhân, sự quan tâm đến các vũ khí SBL đánh chặn tên lửa và sự sẵn sàng chi tiến tài trợ cho các chương trình tốn kém như vậy rất có thể sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức trong việc phát triển hệ thống laser hóa học công suất cỡ MW lắp trên phương tiện bay vũ trụ.
2. Tên lửa hành trình siêu thanh và “Đòn tấn công nhanh toàn cầu”
Nếu có trong tay các tên lửa hành trình siêu thanh vào giữa những năm 1990, Mỹ đã có thể diệt trừ đầu sỏ Al Qaeda Osama bin Laden sớm hơn nhiều và đã thực hiện được việc đó ngay tại Afghanistan chứ không phải là ở Pakistan.
Với khả năng đưa chính xác các đầu đạn đi rất xa, các tên lửa hành trình đã có tác động phi thường đối với chiến tranh hiện đại. Nhưng trong thời đại mà thời gian tính bằng phút có thể tạo ra sự khác biệt giữa thất bại và chiến thắng, chúng có vẻ quá chậm.
Phải mất 80 phút để một tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) phóng từ tàu chiến Mỹ ở biển Arab đến được các trại huấn luyện của Al Qaeda tại Afghanistan vào năm 1998 sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania.
Sử dụng tên lửa siêu thanh bay ở tốc độ Mach 5 +, có thể vươn tới các mục tiêu đó trong vòng chỉ có 12 phút, đủ ngắn để hành động dựa trên thông tin tình báo xác định vị trí tên trùm khủng bố tại nơi địa bàn mục tiêu.
Mong muốn có thể tấn công bất cứ nơi nào một cách nhanh chóng đã dẫn đến sự ra đời của chương trình được gọi là “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” (Prompr Global Strike) mà quân đội Mỹ bắt đầu vào năm 2001.
Nỗ lực này đã tập trung vào phương tiện bay siêu vượt âm (HCV) X-51A do một liên danh gồm Không quân Mỹ, hãng Boeing, Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA, Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA, hãng Pratt & Whitney Rocketdyne, Cục Động cơ của Phòng Thí nghiệm Không quân Mỹ tiến hành.
Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã có những bước tiến trong việc phát triển công nghệ để có được những thành tựu công nghệ mang phóng đầu đạn thông thường tương tự sử dụng. Điều đó khiến một số nhà phân tích quốc phòng cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ khí tiến công toàn cầu đang tăng tốc.
Có tin Hải quân Mỹ đang nghiên cứu khả năng phát triển các tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm.
1. Phương tiện không người lái có cảm giác
Có lẽ diễn biến đơn lẻ quan trọng nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng thập kỷ qua là sự xuất hiện của các phương tiện không người lái.
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, các máy bay không người lái (UAV) đang nhanh chóng tiếp quản các nhiệm vụ vốn thường là do con người đảm nhận.
Sự trỗi dậy của UAV đã khiến một số nhà bình luận cho rằng, UAV một ngày nào đó sẽ biến các phi công con người trở nên lỗi thời.
Nhưng các phương tiện không người lái hiện nay, từ các xe gỡ bom cho đến các tàu ngầm mini dưới mặt biển, từ các trực thăng giám sát trên hạm cho đến các máy bay không người lái sát thủ từ trên cao, vẫn còn ngu ngốc và phần lớn vẫn cần một chút sự can thiệp của con người.
Hầu hết các phương tiện này không chỉ được điều khiển từ xa bởi con người (mặc dù với tự động hóa ngày càng tăng), nhưng các công việc quan trọng, chẳng hạn như phát hiện mục tiêu và quyết định phóng tên lửa Hellfire vào một mục tiêu, tiếp tục đòi hỏi phải có sự giám sát của con người.
Điều này có thể sớm thay đổi khi các nhà khoa học thúc đẩy những ranh giới của trí tuệ nhân tạo, điều có thể một ngày nào đó mở ra cánh cửa cho các máy bay không người lái độc lập ra “các quyết định” có ý nghĩa sinh tử.
Tất nhiên, các phương tiện không người lái, hay robot nói chung, không phải là thông minh theo nghĩa con người của từ này, cũng không thể được cho là có cảm giác.
Nhưng những tiến bộ trong khả năng tính toán đang mang lại cho các cỗ máy khả năng nhận thức tình huống và khả năng thích ứng cao hơn.