3 điểm chị em cần nhớ khi làm rau luộc
Đợi nước sôi già: Không nên cho rau vào nước lạnh hoặc nước chưa sôi già. Điều này sẽ kéo dài quá trình chín của rau làm rau củ mềm, không còn giữ được độ giòn. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ được dưỡng chất có trong rau củ.
Không đậy nắp khi luộc rau: Nếu đậy nắp sẽ làm hơi nước giữ lại trong nồi, rau củ, nhất làm đập bắp, rau mồng tơi,… sẽ nhanh vàng hơn.
Luôn để rau ráo nước sau khi luộc: Nhiều chị em có thói quen lấy rau từ nồi và cho ngay vào đĩa. Làm như vậy, phần nước từ rau đọng phía dưới làm rau mau nhớt và hỏng hơn.
Cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi nước luộc rau khoảng 1 – 1.5 lít nước. Sau đó đợi nước sôi già thì cho rau vào luộc. Khi rau chín lập tức với ngay ra ngoài, tránh để rau mềm hơn.
Muối có tác đụng làm tăng độ nóng của nước luộc giúp thúc đẩy quá trình chín nhanh của rau, giúp rau xanh mướt. Bên cạnh đó, muối còn làm rau đậm vị hơn.
Thêm giấm/ chanh vào nước luộc rau
Với 1 -1.5 lít nước luộc rau, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê nước cốt chanh/ giấm (gạo, táo,…). Đợi nước sôi nhẹ, bạn cho chanh hoặc giấm vào và đợi nước sôi bùng rồi luộc rau như bình thường.
Nước cốt chanh/ giấm sẽ giúp rau có màu đậm hơn. Nhất là đối với các loại củ quả có màu cam đỏ như rốt, củ đền. Hương chanh cũng giúp rau có hương vị tươi hơn.
Thêm dầu ăn vào nước luộc rau
Khi nước sôi già, hãy cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào rồi hãy cho rau củ vào luộc. Dầu ăn không những giúp rau xanh tươi lâu mà còn làm rau có độ bóng mướt mắt.
Ngâm rau vào đá ngay sau khi luộc
Thông thường, khi vớt rau ra ngoài, chị em nên cho ngay vào một tô nước đá lạnh khoảng 3 phút.
Điều này sẽ giúp ngăn quá trình chín của rau củ, làm rau củ giòn và xanh lâu. Để hiệu quả hơn, chị em có thể ngâm rau quả vào nước đá sau khi đã luộc chín rau cũng với 1 trong 3 mẹo nhỏ trên.