Hàu – món sữa từ đại dương
Đông y gọi hàu là món “sữa biển”, do có đặc trưng nổi bật là hàm lượng protein cao, chất béo thấp, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng hơn cả nhân sâm.
Thịt hàu khô chứa 45-57% protein, 7- 11% chất béo, và nhiều vitamin, taurine, canxi, phốt pho, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác.
Hàm lượng canxi của hàu gần bằng sữa và hàm lượng sắt của nó gấp 21 lần sữa. Trong số đó, một lượng lớn sắt và đồng có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ, kẽm có thể ngăn ngừa da khô, thúc đẩy sự trao đổi chất, phá vỡ melanin dưới da, và làm cho da trở nên trắng mịn và đỏ hồng hào tự nhiên.
Các axit amin chứa trong hàu có thể cải thiện chức năng của gan, ức chế sự tích tụ axit lactic, và tăng cường sức mạnh thể chất.
Chuyên gia Trần Hạ Phi nói rằng, một số loại hàu có thể chứa norovirus, chất này có thể gây viêm dạ dày ruột. Những người bị bệnh cấp tính và mãn tính về da, lách, dạ dày và tiêu chảy mãn tính không nên ăn quá nhiều hàu.
Củ sen
Theo Đông ý, củ sen vị ngọt, tính hàn, nếu ăn sống có tác dụng dưỡng âm sinh tân, nhuận phổi, ngưng ho, bổ tỳ ích khí, tiêu thũng, cầm máu, giải độc…
Củ sen nấu chín có tác dụng kiện tỳ dưỡng vị, bổ tâm dưỡng huyết, sinh cơ, bổ hư cho ngũ tạng, tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai của gân cốt.
Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin… Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.
Củ sen tươi giàu chất xơ, hàm lượng kali vượt trội nhưng năng lượng lại thấp vì thế ăn củ sen có thể giúp giảm mỡ máu, giảm lượng đường huyết và cholesterol, tăng cương nhu động ruột giúp nhuận tràng, tránh táo bón.
Chỉ với 100g củ sen thể cung cấp đến 73% nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày. Vì thế việc ăn thường xuyên củ sen vào mùa thu sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa được sự tấn công của bệnh tật, đặc biệt là ung thư.
Cá chạch – Linh chi trong ao hồ đầm nước
Cá chạch là một loại thực phẩm giàu protein, ít chất béo, ít chất cholesterol, thịt mềm và được Đông y gọi là linh chi trong ao hồ đầm nước.
Chạch được xem là một thực phẩm có tác dụng bổ sung canxi đứng ở vị trí quán quân, nếu so cùng trọng lượng thì hàm lượng canxi của chạch cao gấp 6 lần cá chép và gấp 10 lần cá hố.
Chạch cũng giàu vitamin D, tốt cho việc hấp thụ canxi, vì vậy nó là một thực phẩm bổ sung canxi tốt. Ngoài ra, chất spermidine và nucleoside chứa trong chạch có thể làm tăng độ đàn hồi của da và giữ ẩm, từ đó giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
Đông y quan niệm rằng, chạch có tác dụng bổ trung ích khí, loại bỏ ẩm ướt (trong khi ẩm ướt cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh). Chạch phù hợp với những người cso bệnh về cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch.
Bác sĩ Phi kiến nghị, khi chế biến chạch nên nấu theo kiểu hấp hoặc kho hầm sẽ tốt hơn các cách chế biến khác trong việc bảo quản và giữ nguyên chất dinh dưỡng. Nếu ăn kèm với đậu phụ thì hiệu quả càng cao.
Thịt chim cút – Nhân sâm động vật
Theo Đông y, thịt chim cút rất ngon và bổ dưỡng, là loại thực phẩm giàu protein, ít béo, ít cholesterol, thích hợp cho những người trung niên và cao tuổi, cao huyết áp và béo phì, được gọi là “nhân sâm động vật”.
Thịt chim cút rất giàu vitamin, khoáng chất, lecithin và một loạt các axit amin thiết yếu có thể bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phù hợp cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, suy nhược thể chất, thiếu máu, chóng mặt và viêm thận.
Thịt chim cút có thể được sử dụng để hầm, hấp, nấu cháo,… Món ăn này mang lại tác dụng bổ khí huyết, chăm sóc lá lách và dạ dày, nuôi dưỡng gan và thanh lọc phổi, tăng cường gân cốt, tốt toàn diện cho sức khỏe.