4 nhóm thực phẩm không nên cho nhiều vào nồi lẩu

Món lẩu không lạ với mọi người, song, với sự đa dạng vốn có của nguyên liệu, hãy chú ý hạn chế dùng những nhóm thực phẩm sau trong nồi lẩu.

4 nhóm thực phẩm không nên cho nhiều vào nồi lẩu

Rất nhiều người chọn thú vui quay quần bên nồi lẩu cùng bạn bè hay người thân như một cách vừa làm ấm cơ thể, vừa “hâm nóng” bầu không khí những ngày cuối năm. 

Món lẩu không lạ với mọi người, song, với sự đa dạng vốn có của nguyên liệu, hãy chú ý hạn chế dùng những nhóm thực phẩm sau trong nồi lẩu, nhất là khi có trẻ em hay người đang mắc bệnh.

1. Nhóm thực phẩm năng lượng cao

Nhóm này chủ yếu bao gồm các loại thịt nhiều chất béo động vật như mỡ bò, mỡ dê, đuôi dê… Hàm lượng mỡ trong các loại này rất nhiều, nhiệt lượng cao, ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng thừa năng lượng, tăng nguy cơ béo phì. 

Khi lựa chọn thịt bò hay thịt dê, tốt nhất nên chọn thịt nhiều nạc một chút. Điều này có thể làm hạn chế sở thích ăn béo của bạn nhưng nó lại đảm bảo hơn cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế thịt động vật nhiều mỡ này bằng các thực phẩm chế biến từ đậu, cá, tôm. Nhóm thực phẩm này có thể đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, giảm bớt nhiệt lượng và chất béo có hại.
2. Nhóm thực phẩm có cholesterol cao

Nhóm này chủ yếu gồm các loại nội tạng động vật như óc heo, lòng heo… Nhóm thực phẩm này tuy rất kích thích khẩu vị nhưng hàm lượng cholesterol chứa bên trong lại cao quá mức cho phép. 

Chế biến món lẩu với nguyên liệu nhóm này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và huyết quản hoặc làm bệnh tình nghiêm trọng hơn đối với người vốn đã có bệnh.

Ngoài ra, nhiều “tàn tích” của các chất có hại vẫn bám trong nội tạng động vật vì chúng rất khó được làm sạch hoàn toàn. Người bị mỡ máu hay cholesterol cao càng nên tránh các loại thức ăn này, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế ăn để phòng bệnh.
4 nhóm thực phẩm không nên cho nhiều vào nồi lẩu 1
Ảnh minh họa
3. Nhóm thực phẩm có nhiều muối

Chủ yếu gồm các loại thịt đã qua gia công như bong bóng cá, xúc xích, pín bò… Trong quá trình chế biến, nhóm thực phẩm này thường được cho rất nhiều muối và các chất phụ gia. 

Nồi lẩu vốn đã được nêm không ít thành phần muối, nếu như cộng thêm các sản phẩm qua chế biến này thì sẽ rất dễ khiến bạn dung nạp thừa muối vào cơ thể, đe dọa sức khỏe huyết áp .

4. Nhóm phải qua ngâm tẩy

Nhóm này chủ yếu là phủ tạng động vật được gọi chung là nầm (nầm lợn, nầm bò…), được xử lý ngâm tẩy để làm sạch bằng các hóa chất có hại. Các thực phẩm này sau khi được xử lý sẽ trông rất tươi và ngon miệng . 

Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn sẽ làm tăng nguy cơ hệ thần kinh và hệ tiêu hóa bị phá hủy, gây hại cho sức khỏe con người.

4 nhóm thực phẩm không nên cho nhiều vào nồi lẩu 2
Ảnh minh họa
Nhóm thực phẩm có thể hỗ trợ cho nồi lẩu vừa ngon vừa khỏe mạnh
Cho nhiều rau xanh vào nồi lẩu để bổ sung chất xơ, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Thêm một chút đậu phụ, loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giảm khát.
Có thể chọn ngó sen trắng làm nguyên liệu thêm vào nồi lẩu để hỗ trợ cân bằng dinh dưỡng, hạ hỏa và có lợi cho tim mạch.
Thêm chút gừng tươi cho nồi lẩu. Gừng có công dụng giải cảm, chống hàn. Để nguyên cả vỏ để vị đắng, mát của vỏ gừng có thể phát huy tác dụng hạ hỏa thanh nhiệt cho cơ thể.
Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.