20% số cuộc gọi tư vấn Tổng đài 111 về xâm hại, bạo lực trẻ em

GD&TĐ - Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Nâng cao hiệu quả quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111", do Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa tổ chức tại TPHCM.

Tổng Đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
Tổng Đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em- Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, hoạt động đến nay được hơn một năm, trên cơ sở nâng cấp Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ trẻ em Việt Nam Child Helpline 18001567 (hoạt động từ năm 2004), quá trình hoạt động đến nay hơn 14 năm kể từ khi có vị trí pháp luật, pháp lý vững chắc trong Luật Trẻ em (năm 2016) và trong nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về Luật Trẻ em.

Quang cảnh buổi hội thảo.
Quang cảnh buổi hội thảo. 
Đến nay, tổng đài 111 đã được nâng cấp và mở rộng tầm hoạt động, cũng như quảng bá một cách rộng rãi hơn. Ghi nhận của chúng tôi về số cuộc gọi của người dân và trẻ em đến số điện thoại 111 tăng lên rất nhiều. Nó cũng phản ánh thực tế nhận thức, trách nhiệm của xã hội về việc lên tiếng tố cáo, tố giác những hành vi xâm hại tình dụcbạo lực trẻ em đã được nâng cao.

“Để một dịch vụ, một thương hiệu đến được với đông đảo người dân biết đến là một quá trình rất tốn kém. Chúng tôi, cần có sự chung tay từ cộng đồng doanh nghiệp cũng như các đơn vị trường học, bệnh viện cần hợp tác cùng chúng tôi để quảng bá số tổng đài điện thoại 111 để người dân biết nhiều hơn.” ông Nam nói.

Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 do Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động. Đây là sản phẩm dịch vụ công của Chính phủ  với mục đích phục vụ bảo vệ trẻ em” ông Nam cho biết.

Theo thống kê, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 15/12/2018, Tổng đài 111 đã tư vấn 27.407 ca (tăng 1.562 ca so với cùng kỳ năm 2017), hỗ trợ can thiệp cho trẻ em 806 ca (tăng 222 ca so với 2017). Trong số người gọi tới, trẻ em chiếm 25% (trẻ trong trường học 23,7%, trẻ ngoài trường học 1,3%); số còn lại là do người lớn gọi tới.

Nội dung các cuộc gọi tư vấn tập trung vào các vấn đề: quan hệ ứng xử (trong gia đình, nhà trường, xã hội) chiếm 15,2%; xâm hại bạo lực chiếm 20%; trợ giúp pháp lý là 21%. Ngoài ra còn có các vấn đề về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, sức khỏe sinh sản…

Tuy nhiên, thách thức trong hoạt động của Tổng đài là nhiều trường hợp Tổng đài không kết nối được với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã do cán bộ không nghe máy, bận họp và từ chối hợp tác, không tiếp nhận thông tin từ phía Tổng đài; chưa thực sự tiếp cận hiệu quả nhóm trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt, trẻ em vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em nằm trong hệ thống bảo vệ trẻ em còn yếu, điều đó hạn chế việc đáp ứng kịp thời nhu cầu được giúp đỡ của trẻ em…

Đại diện Cục Trẻ em cho biết, thời gian tới định hướng phát triển Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 sẽ phát triển 2 trung tâm vùng (tư vấn trợ giúp trẻ em, tư vấn phòng chống mua bán người) tại Đà Nẵng (miền Trung), An Giang (Nam bộ). Cùng với đó là phát triển Văn phòng trị liệu tâm lý cho trẻ em; phát triển kênh tiếp nhận thông tin, tư vấn và hỗ trợ can thiệp trực tuyến; phát triển các nội dung tư vấn và hỗ trợ trên nền tảng Tổng đài trẻ em...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ