Những con số báo động
Đối tượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực và xâm hại xuất hiện ở các độ tuổi từ trên 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi, trong đó, nạn nhân ở độ tuổi từ 1-5 tuổi chiếm tỉ lệ 31%, nạn nhân ở độ tuổi từ 6-10 tuổ chiếm khoảng 32%, nạn nhân ở độ tuổi từ 11-15 tuổi chiếm 38%. Đối tượng nạn nhân là bé gái chiếm đa số với tỉ lệ 78%.
Theo thống kê của cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tính đến cuối tháng 10/2017, trung bình ở Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp và con số này ngày càng gia tăng. Trong 5 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 682 vụ xâm hại tình dục, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm đến 84%.
Trên thực tế, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục được công khai chưa phản ánh đúng sự thật. Hầu hết các vụ xâm hại trẻ em không bắt được quả tang, hậu quả nghiêm trọng mớ bị phát hiện và tố cáo. Có khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi nói rằng các em bị trừng phạt thân thể ở trường.
Điều đáng ngại nhất là bạo lực không chỉ xảy ra với trẻ ở ngoài xã hội, trong trường học, các đối tượng có hành vi bạo lực với trẻ em lại chính là cha mẹ hoặc những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Đơn cử như trẻ em gái bị xâm hại tình dục bởi người thân quen trong gia đình (bố dượng, bố ruột, chú, bác, anh em họ…) là 28%, bởi người quen, hàng xóm là 55%. Các đối tượng lợi dụng các em ở một mình, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, lợi dụng nơi vắng vẻ để tấn công, câm hại.
Các vụ bạo lực lại thường hầu hết nằm trong ngưỡng từ 1-5 tuổi (chiếm 64%) và từ 6-10 tuổi (chiếm 29%). Nguyên nhân là do rẻ dưới 10 tuổi không có khả năng tự bảo vệ bản thân và phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn.
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” đưa ra mục tiêu hàng năm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời.
Để thực hiện mục tiêu này, Hội đã ban hành “Quy trình tham gia giải quyết các vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em gái”, trong đó có nêu nguyên tắc và quy trình các bước tham gia giải quyết các vụ việc. Trung ương Hội cũng đã thí điểm theo dõi thông tin các vụ việc xâm hại, bạo lưc đối với trẻ em.
Công tác hỗ trợ, can thiệp, xử lý vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em cũng đã được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016 và một số văn bản khác. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều cơ quan phụ trách vấn đề bảo vệ trẻ em như tòa án, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ việc đang trong bóng tối và chưa được phát giác.
Sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cùng với việc xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em là một trong những yếu tố nhằm đẩy lùi bạo lực, xâm hại đối với trẻ.