Thay đổi nhỏ dễ thực hiện hơn: Thay đổi điều lớn lao không chỉ cần rất nhiều nghị lực, cam kết tinh thần mà còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Nếu thời gian của bạn đã cột chặt vào những thứ cũ, bạn sẽ không có thời gian để bắt đầu một cái mới.
Thay đổi nhỏ dễ giữ vững hơn: Thay đổi lớn có thể khiến bạn hào hứng lúc bắt đầu nhưng lại khiến bạn dễ nản và bỏ cuộc về sau. Còn những thay đổi nhỏ dễ duy trì hơn.
Tập những thói quen dễ trước: Nếu bạn muốn thay đổi thói quen phụ thuộc nhiều vào yếu tố kích thích môi trường thì khó thành công hơn. Hãy thực hiện những thói quen nhỏ cần ít thời gian trước đã. Như thế bạn xây dựng được niềm tin bên trong mình.
Xây dựng niềm tin vào chính mình: Bạn rất dễ mất niềm tin nếu bạn đã nhiều lần cho phép mình phá vỡ lời hứa với chính bản thân, bởi vì điều đó dễ dàng hơn là cố giữ lời hứa. Giống như ai đó cứ thất hứa với bạn, bạn sẽ mất niềm tin với người đó, và điều cũng xảy ra tương tự với chính mình.
Giải pháp là xây dựng niềm tin một cách từ từ, với những lời hứa nhỏ và những chiến thắng nhỏ. Nó mất thời gian, nhưng lại rất quan trọng.
Bạn chọn điều gì để thay đổi trước không quan trọng: Chúng ta đâu chỉ chơi một trò chơi ngắn hạn, đây là một trò chơi dài hạn. Rất khó để nhận ra mình cần phải bắt đầu từ đâu. Bởi vì điều đó có nghĩa là từ bỏ rất nhiều thay đổi khác.
Nhưng điều tệ nhất là không thay đổi gì cả, không làm gì cả. Nên chọn một điều mà mình thích thú và hứng thú nhất để bắt đầu.
Năng lượng và giấc ngủ đủ rất quan trọng: Nó cung cấp sức bật cho bạn để vượt qua sự không thoải mái. Ngủ đủ rất quan trọng.
Ứng phó với việc gẫy gánh giữa chừng trong hành trình là một kỹ năng cần phải học: Một trong những yếu tố gãy gánh giữa chừng rất phổ biến đó là đi du lịch, ngoài ra là đi công tác, chạy dự án, bận việc nhà, bệnh tật,… Khi điều này xảy ra, không còn cách nào khác đó là tập lại từ đầu, nhưng cơ thể chúng ta đã có sự quen thuộc, bạn sẽ không vất vả như trước nữa đâu.
Để ý việc độc thoại của mình: Nếu những lời độc thoại trở nên tiêu cực kiểu như khó quá, mệt mỏi quá, chắc mình làm không được… sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì thói quen mới của bạn. Kiểm soát tiếng nói bên trong, bắt ngay những suy nghĩ tiêu cực và hiểu rằng mình đang làm lố. Đây là kỹ năng then chốt.
Xây dựng động lực mạnh mẽ: Nói thì rất dễ, nhưng chúng ta rất khó giữ khi khó khăn bắt đầu. Bạn chiến đấu vì điều gì, cái gì là động lực. Hãy viết ra động lực của bạn, nhắc nhở mình mỗi khi thấy khó khăn, mệt mỏi.
Ngoại lệ sẽ dẫn đến nhiều ngoại lệ hơn: Chúng ta rất dễ thỏa hiệp kiểu “Một lần không chết ai đâu mà”. Hãy cảnh giác khi mình bắt đầu biện hộ, hãy nghĩ đến động lực.
Có được thói quen tốt là một phần thưởng, không phải việc vặt: Đừng nghĩ có được một thói quen tốt chỉ là việc vặt, nó còn hơn như thế vì thói quen sẽ dẫn đến hành động, hành động của bạn hôm nay sẽ quyết định số phận của bạn mai sau.
Ghi lại hành trình hoặc chia sẻ hành trình thay đổi giúp bạn càng cố giữ vững việc xây dựng thói quen tốt.
Thất bại là công cụ để học: Mỗi người mỗi khác, điều này có thể hiệu nghiệm với người này nhưng là vô dụng với người khác. Bạn không thể nhận ra nếu không từng thử và thất bại.
Đối mặt với thất bại như thế nào là điều rất then chốt: Khi thất bại, người ta thường thấy bản thân rất tệ và sẽ từ bỏ. Đó là lý do vì sao rất khó để thay đổi. Người thành công không phải là người chưa từng thất bại mà là người đã gặp thất bại nhưng chịu đứng lên làm lại.
Chính bạn tự giới hạn mình: Nếu bạn nghĩ bạn không thể làm được thì đúng là bạn không thể làm được. Chúng ta tự giới hạn mình bởi một số niềm tin.
Hiểu về những thói quen xấu: Bạn cần biết sự thật là những thói quen xấu chính là cách để bạn giải quyết một nhu cầu có thật. Những nhu cầu này sẽ mãi mãi không bao giờ biến mất, và thói quen xấu là cái nạng để giúp mình. Thay đổi nghĩa là mình tìm những cách lành mạnh hơn để không dùng đến cái nạng nữa.