Dạy nghề cho người lao động là cách làm tốt nhất để giảm nghèo bền vững |
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 với mục tiêu cụ thể phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 - 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo).
Chương trình giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt… tạo tiền đề cơ bản để đại bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo.
Trong 4 năm qua, đã có khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6 - 7 triệu đồng/lượt/hộ, ước thực hiện 5 năm khoảng 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, mức vay bình quân 7 - 8 triệu đồng/lượt/hộ, đạt trên 103% kế hoạch 5 năm; Vốn cho vay nhìn chung được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; Đã triển khai 30.000 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, ước tính 5 năm có khoảng 3,7 triệu lượt người được hướng dẫn cách làm ăn, đạt 88% so với kế hoạch 5 năm. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được triển khai nhân rộng ở 218 xã thuộc 35 tỉnh. Đến nay đã Có khoảng 2.000 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư ở trên 270 xã.
Cùng đó, trong 3 năm (2007 - 2009) đã có 100.000 lao động nghèo được dạy nghề miễn phí, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập để giảm nghèo.
Trần Nhật