Cuốn “Civilization and Its Discontents” (Nền văn minh và sự bất mãn của nó) của Sigmund Freud. Sigmund Freud nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cuốn sách này là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Freud. Những ai có thể đọc hết cuốn sách và nắm bắt ý nghĩa của nó sẽ có thể hiểu lý do tại sao nền văn minh của chúng ta tồn tại và giúp mình điều hướng cuộc sống có hiệu quả hơn.
Tác phẩm “Sức ảnh hưởng của tâm lý thuyết phục” (Influence: The Psychology Of Persuasion) của Robert B. Cialdini. Nếu bạn nhận thấy mình liên tục bị từ chối bởi người khác bất chấp những nỗ lực hết sức của bạn thì cuốn sách của Robert B. Cialdini có thể là chìa khóa hữu ích. Trong cuốn sách bán chạy nhất này, Cialdini dạy cho độc giả 6 nguyên tắc thuyết phục mà đảm bảo sau đó họ sẽ không còn cảm giác giống như một kẻ ngốc nữa. Khi áp dụng 6 nguyên tắc, bạn sẽ ở trung tâm của sự chú ý, mỗi lời nói của bạn sẽ là mệnh lệnh với bất cứ ai.
Cuốn sách của tác giả hàng đầu nước Mỹ Malcom Gladwell có tên “Outliers: Story of Success” (Những kẻ xuất chúng: Câu chuyện của sự thành công). Cuốn sách cung cấp cho độc giả cách nhìn khác và toàn diện hơn về nguyên nhân thành công của những người xuất chúng. Trong đó, những yếu tố như chỉ số thông minh, tài năng, sự quyết tâm… chỉ mới lý giải cho 50% của sự thành công của những người xuất chúng. 50% còn lại nằm ở những yếu tố hoàn toàn khác, tưởng như không liên quan như: hoàn cảnh gia đình, sự giáo dục của gia đình và trường học, môi trường sống, hoàn cảnh sống… Cuốn sách khiến người đọc phải thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận thế giới.
Cuốn sách “Cuộc đối đầu kinh điển và nghệ thuật đốn ngã những gã khổng lồ (David and Goliath: Underdogs, Misfits and the Art of Battling Giants) của tác giả Malcolm Gladwell. Cuốn sách mang đến cho người đọc cách nhìn khác về lợi thế và bất lợi. Không phải chỉ những người có lợi thế mới có thể thành công và “bất lợi” cũng không phải là đều xấu, là vật cản thành công như ta vẫn tưởng. Cái tên David và Goliath trở thành biểu tượng cho cuộc chiến đấu giữa những kẻ yếu thế và những gã khổng lồ.
Sách của Gladwell thu hút người đọc tìm hiểu từng câu chuyện, để từ đó hiểu hơn về ý tưởng mà ông muốn truyền đạt, đó chính là một trong những điểm hay và thú vị nhất của cuốn sách. Malcolm Gladwell giới thiệu cho người đọc lý thuyết hình chuông.
Theo lý thuyết này, dù là lợi thế hay bất lợi thì khi tăng/giảm trong một khoảng nào đó sẽ mang lại kết quả tích cực, nếu vượt quá ngưỡng đó thì sẽ có thể phản tác dụng với các hệ quả tiêu cực. Tương tự thế, việc sử dụng bạo lực, trừng phạt hay yêu thương cũng có quy luật hình chuông của nó.
Cuốn “Hạnh phúc đích thực" (Authentic Happiness) của Martin Seligman. Bài học rủ ra từ cuốn sách là: niềm vui được mong đợi giúp con người chúng ta hoàn thành nhiều mục tiêu phức tạp và có tính thử thách hơn bằng cách đem lại cho chúng ta sự quyết tâm, phấn khích và kiên trì cần có. Chúng ta thích theo đuổi những giấc mơ của chúng ta và cũng đánh giá cao điều gì đó nếu chúng ta đã nỗ lực vì chúng.
Cuốn sách với tựa đề “Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ” của Daniel Goleman. Nhà tâm lý học Daniel Goleman đã dành trọn cuốn để chỉ ra EQ (chỉ số cảm xúc) quan trọng thế nào trong cuộc sống. Tâm lý học cho chúng ta thấy rằng EQ là yếu tố quyết định lớn đến sự thành công và sức khỏe tinh thần của một cá nhân hơn là chỉ số IQ.
Đúng như tên gọi của nó, cảm xúc có khả năng giúp chúng ta xác định và xử lý không chỉ cảm xúc của chúng ta mà còn những cảm xúc của người khác, qua đó có khả năng để xử lý tình huống theo những nguyên tắc này. Nhìn chung, đây là một cuốn sách kích thích tư duy tuyệt vời.