Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, sau khi thống nhất với Sở Y tế, Sở GD&ĐT đã thay đổi hình thức từ tập trung tại Tp Yên Bái, đã bổ sung địa điểm các lớp bồi dưỡng thêm 1 điểm cầu tại thị xã Nghĩa Lộ. Như vậy, giảng viên giảng bài tại điểm cầu ở Hà Nội thực hiện giảng bài qua phần mềm Zoom meeting, các học viên tập trung chia thành 2 địa điểm ở Tp Yên Bái và TX Nghĩa Lộ. Mỗi địa điểm bồi dưỡng có 1 trợ giảng đã giúp học viên tương tác hiệu quả nhaas với các thầy trên Hà Nội.
Học viên tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ tập huấn tại thị xã Nghĩa Lộ. Ngày 13 dành cho các lớp Mĩ thuật 2 và lớp Hoạt động trải nghiệm 2: Hội trường Khách sạn Hoàng Long, thị xã Nghĩa Lộ. Ngày 14cho lớp Toán 2 và lớp Âm nhạc 2. Theo các GV tham gia tập huấn, việc thay đổi này đã giúp các thầy cô giáo không phải di chuyển xa khi phải về tập trung tại TP Yên Bái, đồng thời cũng giảm các hoạt động tiếp xúc gần, trách nguy cơ lây nhiễm chéo.
Được biết, cho dù chia ra tập huấn trực tuyến tai các điểm cầù để tránh tập trung đông người và tiếp xúc gần, nhưng Yên Bái vẫn hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch Covid-19. Để đảm bảo yêu cầu an toàn theo quy định, tại các điểm cầu tập huấn trực tuyến đều có bố trí nhân viên y tế hỗ trợ công tác phòng dịch tại các địa điểm tập huấn trên địa bàn. Tham gia tập huấn đều thực hiện quy trình đo thân nhiệt, sát khuẩn, khai báo y tế điện tử (Bluezone) hàng ngày và đeo khẩu trang trong quá trình tham gia tập huấn.
Cô giáo Ngô Thu Trang – giáo viên Mỹ thuật Trường tiểu học Kim Đồng, TX Nghĩa Lộ, được giao là nhóm trưởng tham gia tập huấn môn Mỹ thuật, cho biết: "Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở GD&ĐT đã linh hoạt thay đổi cách thức tập huấn, thêm điểm cầu Nghĩa Lộ đã giúp cán bộ quản lý và GV ở 4 huyện miền núi không phải về TP Yên Bái giúp chúng tôi không phải di chuyển xa, đảm bảo sức khỏe và an toàn chống dịch. Tôi nghĩ, dù trực tuyến, chúng tôi đều hết sức ý thức trách nhiệm của mình nên chất lượng chắc chắn bảo đảm".
Còn thầy giáo Bùi Minh Thông, GV Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vừ A Dính - Mù Cang Chải, chia sẻ: "Ở huyện tôi, tỷ lệ học sinh người dân tộc rất cao, sách mới chương trình mới thầy cô nào cũng lo lắng làm sao để dạy cho các em tốt nhất. Qua 2 ngày tập huấn, tôi và các đồng nghiệp đều có thêm hiểu biết về sách, những thắc mắc của chúng tôi đều được các thầy cô giáo trên Hà Nội giải đáp. Hơn ai hết chúng tôi hiểu rằng thầy có hiểu biết và nắm chắc kiến thức sách mới truyền tài tốt tới học trò của mình".
Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng Phòng GD tiểu học cho biết: "Khóa tập huấn không dài ngày nhưng rất hiệu quả. GV được hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học môn học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường.; biết khai thác tối đa các tài nguyên do các nhà xuất bản cung cấp trực tuyến, phục vụ việc dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; học sinh sẽ rất hứng thú, các tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện của tỉnh miền núi, nhiều trường chưa đủ các thiết bị điện tử chưa áp dụng được. Chúng tôi rất mong, trong điều kiện đó, các thầy cô sáng tạo khắc phục khó khăn để việc dạy học chương trình mới hiệu quả nhất".
"Để cán bộ quản lý và GV tham gia thay sách có đầy đủ kiến thức đáp ứng tốt yêu cầu, Yên Bái đã xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng trực tiếp cho cán bộ quản lý, GV cốt cán lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022. Quan điểm của chúng tôi là hoạt động tập huấn quan trọng, nhưng sức khỏe thầy cô quan trọng không kém, vẫn cần bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19 theo quy định. Mong các thầy cô tham gia tập huấn đã trách nhiệm thì trách nhiệm hơn nữa, nỗ lực nay nỗ lực hơn nữa. Nắm thật vững kiến thức đổi mới chương trình để truyền tải tới HS chất lượng nhất". - Nhà giáo Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái: