Xuất hiện "bản sao" của Phúc XO: Vàng đeo lủng lẳng, đi "siêu xe" 6 bánh phủ vàng

Theo người đăng tải, hình ảnh này được ghi lại trên đường phố Đắk Nông cách đây ít ngày.

Xuất hiện "bản sao" của Phúc XO: Vàng đeo lủng lẳng, đi "siêu xe" 6 bánh phủ vàng

Tháng 4 vừa qua, thông tin Phúc XO (tên thật Trần Ngọc Phúc), người được mệnh danh đeo nhiều vàng nhất Việt Nam bị bắt vì liên quan đến ma túy đã nhận về rất nhiều quan tâm.

Tại cơ quan điều tra, Phúc XO thừa nhận số vàng anh ta thường đeo là vàng giả. Lý giải cho việc làm màu, vị "đại gia" cho rằng bản thân thấy người dân hiếu kỳ nên sử dụng vàng giả để làm truyền thông, "câu view", giúp bản thân nổi tiếng, thuận lợi cho việc kinh doanh.

Đặc biệt, những sim số đẹp, biển số siêu xịn của vị "đại gia" trên cũng đều là đồ giả.

Lại xuất hiện người đàn ông được coi là bản sao của Phúc XO, vàng đeo lủng lẳng đi siêu xe 6 bánh cũng phủ vàng-1
Lại xuất hiện người đàn ông được coi là bản sao của Phúc XO, vàng đeo lủng lẳng đi siêu xe 6 bánh cũng phủ vàng-2

Người đàn ông gây xôn xao khi ra đường phủ kín vàng từ đầu đến chân.

Mới đây, trên mạng xã hội liên tục lan truyền hình ảnh một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, đeo trên người rất nhiều vàng. Từ mũ bảo hiểm, vòng cổ dạng mắt xích cho tới đai lưng đều toát lên vẻ đặc biệt.

Điểm nổi bật nhất đó chính là chiếc xe đạp kỳ dị 6 bánh cũng được phủ hoàn toàn bằng vàng.

Lại xuất hiện người đàn ông được coi là bản sao của Phúc XO, vàng đeo lủng lẳng đi siêu xe 6 bánh cũng phủ vàng-3

Tuy nhiên, nhiều người phát hiện ra đây chỉ là sơn mạ vàng mà thôi.

Dù danh tính người đàn ông này chưa được xác định nhưng nhìn vào có thể thấy bức ảnh này được chụp tại tỉnh Đắk Nông.

Nhanh chóng trở thành tâm điểm, nhiều người tinh mắt phát hiện ra số vàng người này đeo trên người không phải là vàng thật mà chỉ được sơn lớp sơn mạ vàng mà thôi.

Theo 2sao

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.