Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, đầu tư cho việc đi học tốt hơn làm tăng thu nhập quốc dân. Vì vậy, có một cuộc cách mạng giáo dục đang diễn ra tại xứ sở kim chi.
Vai trò của “hỗ trợ phát triển chính thức”
“Hỗ trợ phát triển chính thức” là một thuật ngữ do Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đặt ra để đo lường viện trợ. Với lợi nhuận cao, khoảng cách học tập đáng kể và số lượng trẻ em không được đến trường, ưu tiên là đầu tư vào các kỹ năng phù hợp, bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý bản thân và kỹ năng xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề là cứ bốn người trẻ ở các nước đang phát triển thì có một người không biết đọc. Hơn nữa, Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) còn hạn chế (khoảng 160 tỷ USD một năm). Do đó, các nỗ lực ODA cần được chú trọng, có tính xúc tác và đổi mới. Đầu tư cần tập trung và dựa trên bằng chứng.
Cần có một khởi đầu tốt, lành mạnh. Chúng ta có thể học được gì về tài trợ giáo dục từ Hàn Quốc và áp dụng cho các chương trình ODA?
Dưới đây là những ý tưởng tuyệt vời từ Hàn Quốc mà thế giới có thể học hỏi:
Như Hàn Quốc đã làm nhiều năm trước, các quốc gia cần phải làm đúng các nguyên tắc cơ bản. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào giáo dục cơ bản. Trong hai thế hệ, Hàn Quốc đã từ một quốc gia mù chữ hàng loạt trở thành một nước đi đầu về kinh tế và giáo dục.
Đây là những bài học quan trọng cho phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang vật lộn với kỹ năng đọc kém. Vì vậy, bước đầu tiên sẽ là mở rộng các chương trình đọc sớm hoạt động. Có những biện pháp can thiệp hiệu quả về chi phí có thể cải thiện khả năng đọc nhanh chóng.
Ở Tonga, các nhóm vui chơi cộng đồng đã tăng khả năng đọc đáng kể của trẻ, với chi phí chỉ 67 USD cho mỗi trẻ.
Trong nhiều thập kỷ, chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ khu vực tư nhân ở cấp THCS. Điều này đã góp phần tạo ra một trong những hệ thống giáo dục thành công nhất trên thế giới. Hàn Quốc có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng đánh giá học sinh quốc tế như PISA của OECD.
Khu vực giáo dục tư nhân đã và đang phát triển trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong hai thập kỷ qua, số lượng đăng ký vào các trường tư đã tăng hơn gấp đôi ở các nước thu nhập thấp.
Có nhiều cách khác nhau để cung cấp các dịch vụ giáo dục. Nếu các nước khác tận dụng khu vực tư nhân của họ để thúc đẩy các mục tiêu của khu vực công trong giáo dục, chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu quốc tế sớm hơn nhiều.
Lợi nhuận tư nhân cao từ giáo dục ĐH tạo ra cơ chế tài chính sáng tạo sẽ mở rộng khả năng tiếp cận và nhu cầu học lên cao của SV, đặc biệt là ở người nghèo.
Khuyến khích hợp tác Hàn Quốc cũng là quốc gia đi đầu trong các chương trình cho vay dự phòng (thu nhập trong tương lai) để tài trợ cho chi tiêu giáo dục hiện tại. Các chương trình tài trợ dựa trên thu nhập mở rộng giáo dục ĐH và thúc đẩy công bằng.
Với lợi nhuận tư nhân cao cho giáo dục ĐH trên toàn thế giới, một bài học khác từ Hàn Quốc là thực hiện các chương trình tài trợ sáng tạo.
Để người lao động có nhiều cơ hội việc làm, cần có các liên kết ngành để hình thành kỹ năng làm việc. Đào tạo do người sử dụng lao động hướng dẫn là một cơ chế hiệu quả ở Hàn Quốc. Phát triển kỹ năng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề dựa trên nhu cầu kỹ năng của người lao động trong tương lai. Các trường học được khuyến khích hợp tác với ngành công nghiệp. Người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kỹ năng của người lao động.
Một ví dụ khác trong giáo dục kỹ thuật từ Hàn Quốc là giáo dục ĐH được tài trợ như thế nào. Sử dụng khoản vay của Ngân hàng Thế giới vào năm 1980 (Chương trình ngành về Giáo dục Kỹ thuật ĐH trị giá 100 triệu USD), chính phủ Hàn Quốc đã cho các tổ chức tư nhân vay lại.
Đây không chỉ là hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đầu tiên của Ngân hàng mà còn là một trong những quan hệ đối tác công tư đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu là cải thiện hệ thống giáo dục kỹ thuật ĐH của Hàn Quốc để đối phó với nhu cầu ngày càng phức tạp về lao động.
Tổng cộng, 50 trường cao đẳng nghề đã được hỗ trợ. Đây thực sự là một sự đổi mới, cách tiếp cận sáng tạo của chính phủ để tài trợ cho đào tạo các kỹ năng nghề trong trường kỹ thuật.