Giáo dục Hàn Quốc “lạ” qua những con số

GD&TĐ - Xu hướng phụ nữ học cao trì hoãn kết hôn đặc biệt rõ tại Hàn Quốc. Thống kê cho thấy, bên cạnh tỉ lệ phụ nữ học đại học tăng cao thì có tới 77,3% phụ nữ từ 25 đến 29 tuổi độc thân. Những con số thống kê cũng cho thấy, người Hàn Quốc đầu tư cho GD con cái đứng hàng đầu thế giới với 7% lương tháng dành cho GD.

Giáo dục Hàn Quốc “lạ” qua những con số

Học cao ngại lấy chồng

Lần đầu tiên, số phụ nữ có bằng đại học vượt qua số phụ nữ chỉ có bằng tú tài - theo Cục Thống kê Hàn Quốc.

Thống kê cũng cho thấy, số phụ nữ độc thân tăng lên, trong khi số phụ nữ đăng kí tên chủ hộ cũng hơn 5 lần so với nam giới.

Cụ thể, số nữ cử nhân tuổi trên 25 đạt 6,64 triệu trong năm 2015, chiếm 36% trong tổng số 18,4 triệu phụ nữ trên 25 tuổi. Trong khi số phụ nữ có bằng tú tài là 6,32 triệu, chiếm 34%.

Tổng dân số nữ tăng 3%, hoặc 736.000, lên 24,89 triệu trong năm 2015 so với 2010.

Số phụ nữ đứng tên chủ hộ tăng 25,6% lên 1,15 triệu trong 5 năm qua. Mức tăng này gấp 5,3% số nam giới đăng kí chủ hộ, mà cũng tăng 4,8% lên 619.000 người trong cùng giai đoạn.

“Điều này là bởi tăng số cặp đăng kí kết hôn mà vợ đứng tên chủ hộ, bên cạnh dân số nữ tăng lên” - Cục Thống kê nhận xét.

Có tới 77,3% phụ nữ từ 25 đến 29 tuổi độc thân, tăng 8,1% trong giai đoạn 5 năm.

Tăng phụ nữ độc thân phản ánh tăng số người trì hoãn kết hôn và có con - cơ quan thống kê phân tích.

Cũng theo phân tích thì khi phụ nữ theo đuổi đại học, độ tuổi kết hôn trung bình cũng tăng lên. Chỉ hơn một nửa trong 9,29 triệu phụ nữ trên 20 tuổi nói rằng hôn nhân nằm trên con đường sự nghiệp của họ; 28% nhìn nhận có con là một trở ngại đối với phát triển sự nghiệp.

Tuổi phụ nữ kết hôn trung bình là 24,2 năm 2015, tăng 0,2% từ 2010. Những người không có con chiếm 11,2% trong tổng số phụ nữ trên 15 tuổi, tăng khoảng 5% trong cùng giai đoạn. Tuổi trung bình của phụ nữ Hàn hiện ở mức 41,6, tăng 2,3 năm.

Phụ huynh “cuồng nhiệt” chi tiền

Các hộ gia đình Hàn Quốc chi gần 7% lương tháng cho giáo dục, theo nghiên cứu của Ngân hàng Shinhan, một dấu hiệu thể hiện sự “cuồng nhiệt” với giáo dục tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Shinhan, ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ tư Hàn Quốc, thực hiện nghiên cứu dựa trên khảo sát 10.000 nhân viên của mình từ 20 đến 64 tuổi trên cả nước từ 10 đến 22/11/2016.

Chi cho giáo dục tăng lên đối với những người ở độ tuổi 40 khi họ chi tiêu cho con nhỏ. Nghiên cứu cho thấy, những người ở độ tuổi 40 chi 550.000 won cho giáo dục, chiếm 12% thu nhập hàng tháng.

Cơn sốt giáo dục tại Hàn Quốc được coi là giúp biến đổi quốc gia này thành một trong những nước giàu nhất từ đống tro tàn của Chiến tranh liên Triều 1950 - 1953. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thường tán dương nguồn lực liên quan tới giáo dục giúp cất cánh nền kinh tế Hàn Quốc. Một số ý kiến cũng nhìn nhận giáo dục là chìa khoá đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia nhận hỗ trợ đầu tiên gia nhập hàng ngũ các quốc gia tài trợ quốc tế trong nửa thế kỉ.

 Trong khi đó, những ý kiến chỉ trích cho rằng hệ thống giáo dục Hàn Quốc dựa vào học vẹt đơn thuần và không quan tâm tới phát triển tư duy sáng tạo.

Thu nhập trung bình tháng của hộ gia đình Hàn Quốc là 4,68 triệu won (4.000 USD) tính ở thời điểm cuối năm ngoái. Trong đó, 310.000 won được dành cho giáo dục, chiếm 6,6% thu nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.