Xóa "trắng" trường học: Cuộc chiến gian nan giữa lòng thủ đô

Xóa "trắng" trường học: Cuộc chiến gian nan giữa lòng thủ đô

(GD&TĐ) - Ước tính  dân số Hà Nội  đến năm 2020 là 7,4 triệu người; 2030 là 9,5 triệu người. Với yêu cầu diện tích tối thiểu 8m2/học sinh nội thành và ngoại thành là 15 m2 thì đến 2030, thành phố cần xây thêm trên 1.200 trường học các cấp mới đáp ứng đủ nhu cầu gửi con của người dân.

Nhà một nơi học một nẻo

Ba Đình là điển hình cho tình trạng thiếu trường tiểu học và THCS. Tình trạng “trắng” trường  diễn ra nhiều năm nay ở phường Liễu Giai, Điện Biên và Quán Thánh. Theo đại diện phòng GD quận Ba Đình, học sinh tiểu học của phường Liễu Giai được phân vào 3 trường tiểu học là Nguyễn Bá Ngọc, Ba Đình, Vạn Phúc. Với học sinh  vào lớp 6, tùy vào hộ khẩu sẽ học ở 3 trường THCS là Hoàng Hoa Thám, Ba Đình và Thống Nhất.

Là quận không chịu nhiều áp lực trong tuyển sinh vì việc phân tuyến cho các trường học cụ thể đến từng số nhà nhưng theo Phó chủ tịch UBND quận Cao Bích Lan, cũng vì thiếu trường, thiếu lớp (13/18 phường có trường tiểu học, 7/18 phường có trường THCS ) nên học sinh phường này phải đi học ở phường khác, học sinh có nhà gần trường nhưng phải đi học xa… vẫn diễn ra.  

Tương tự, quận Đống Đa có 21 phường nhưng chỉ có 19 trường tiểu học nên các trường  Thái Thịnh, Thịnh Quang phải nhận thêm học sinh phường Láng Hạ, Ngã Tư Sở. Riêng phường Quang Trung, chỉ một số trẻ được học tại Trường tiểu học Quang Trung, còn lại chuyển sang trường Bế Văn Đàn, Khương Thượng, Tam Khương để nhường chỗ cho một bạn có hộ khẩu ở phường Phương Liệt, Ô Chợ Dừa. Phân tuyến để giảm tải cho trường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhà gần trường nhưng lại phải học ở nơi khác. Một phụ huynh tâm sư: “Nếu được học ở Trường Quang Trung thì việc đưa đón con sẽ thuận tiện nhưng cháu nằm trong danh sách học ở Trường Khương Thượng nên việc đi học, nhất là vào ngày mưa sẽ vất vả hơn”.

Với bậc học mầm non, sau nhiều nỗ lực của thành phố trong việc dành quỹ đất xây trường, hiện đã có 4/6 phường chưa có trường trước kia bắt đầu tuyển sinh. Riêng quận Đống Đa vẫn còn 2 phường là Phương Mai và Ngã Tư Sở  chưa có trường nên trẻ ở 2 phường này phải học nhờ ở các trường của phường lân cận.

c
Số học sinh/lớp đông nên tình trạng 3 em ngồi chung một bàn vẫn diễn ra ở nhiều trường     Ảnh: H. Thu

Dành quỹ đất xây trường: Lời nói thôi chưa đủ

Với mục tiêu  đạt 35% tỷ lệ trẻ nhà trẻ và 90% trẻ mẫu giáo đến trường vào năm 2015  đồng thời thực hiện “3 giảm” là giảm số học sinh trái tuyến, giảm sĩ số học sinh/lớp và giảm số lớp/trường, lãnh đạo thành phố và quận, huyện đều hạ quyết tâm dành quỹ đất để xây dựng thêm các trường mầm non công lập tại các phường, xã chưa có trường.

Thống kê của UBND thành phố, đến tháng 6/2013, thành phố đã dành 1.643 ha đất để xây dựng trường học. Trong đó, đối với khu vực 10 quận nội thành, nhu cầu quỹ đất trường học là 447 ha, tăng 187 ha so với năm 2011. Theo đó, quỹ đất trường học đã bổ sung theo quy hoạch (tại các khu đô thị mới) 130 ha (đã xây dựng và đưa vào hoạt động 43 ha; chưa xây dựng là 87 ha). Với quỹ đất trên đã có 53 trường được xây dựng mới (18 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 9 trường THCS, 6 trường THPT, 7 trường đa cấp, 1 loại hình khác); theo loại hình là 18 trường công lập và 35 trường xã hội hóa.

Để đáp ứng quy mô dân số 9,5 triệu người vào năm 2030, Hà Nội cần cải tạo và xây mới gần 1.215 trường học các cấp với tổng diện tích 17.940.531 m2, trong đó giai đoạn 2012 -2020 cần 12.384.277 m2 và 5.556.254 m2 cho giai đoạn tiếp theo. Trên 12.000 m2 đất là con số không nhỏ với địa phương đất chật người đông như Hà Nội. Bằng chứng là sau một năm HĐND thông qua nghị quyết quy hoạch mạng lưới trường lớp,  thành phố mới dành 1.643 m2 đất để xây trường cho thấy công cuộc “đòi đất” cho trường học là bài toán khó. T

heo Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị  Bích Ngọc, để có quỹ đất cho trường học, UBND thành phố có quy định riêng cho khu đô thị và khu dân cư. Theo đó, thành phố chỉ cấp giấy phép cho khu đô thị có quy hoạch đất cho trường học. Với các quận trung tâm không có các khu đô thị mới, nhu cầu mở rộng và xây mới trường học chủ yếu do địa phương đề xuất vào ô đất di dời cơ sở công nghiệp, dự án chậm triển khai, chuyển đổi các chức năng sử dụng không hiệu quả.

Cụ thể, quận Hoàn Kiếm đã đề xuất thu hồi lô đất 49 Phan Bội Châu để xây dựng Trường mầm non Sao Mai. Di chuyển hộ dân tại 25 Hàng Quạt mở rộng Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thu hồi 168 m2 tại 68 Hàng Quạt để mở rộng Trường THCS Nguyễn Du. Quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng cũng đã đề xuất thu hồi nhiều diện tích đất để xây dựng trường học các cấp…

Quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được phê duyệt, thành phố cũng “bật đèn xanh” cho các quận, huyện thu hồi đất ở đơn vị làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện được hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có sự đầu tư kinh phí từ cấp thành phố đến quận huyện để giải phóng mặt bằng, xây dựng trường học. Bên cạnh đó, cũng rất cần ý chí, sự quyết tâm của lãnh đạo địa phương cũng như sự đồng lòng của người dân để tránh tình trạng “khó là bỏ”.

La Giang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ