Xiếc thú và "địa ngục của động vật hoang dã"

Tác phẩm "Mua vui cho bạn, ác mộng của tôi" của thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh về cuộc sống của động vật hoang dã trong các rạp xiếc do Tổ chức động vật châu Á tổ chức.

Xiếc thú và "địa ngục của động vật hoang dã"
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam trao giải nhất cho Dương Đoàn Anh Minh tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (Vĩnh Phúc) vào cuối tuần qua. Cuộc thi Cuộc sống của Động vật Hoang dã trong các rạp xiếc

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam, trao giải nhất cho Dương Đoàn Anh Minh tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (Vĩnh Phúc) vào cuối tuần qua. 

Cuộc thi "Cuộc sống của Động vật Hoang dã trong các rạp xiếc" được tổ chức nhằm kêu gọi cộng đồng tôn trọng quyền lợi động vật, khi hàng trăm loài hoang dã trong các rạp xiếc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quá trình huấn luyện, biểu diễn. Hầu hết chúng bị xiềng xích, nhốt trong lồng.

Tác phẩm giành giải nhất có trị giá 12 triệu đồng. Thí sinh đạt giải nhất, Dương Đoàn Anh Minh (Hà Nội) chia sẻ:

Tác phẩm giành giải nhất có trị giá 12 triệu đồng. Chủ nhân của bức tranh nói: "Từ bé tôi đã xem xiếc thú và từng nể phục những người nuôi dạy thú lắm. Nhưng sau quá trình tìm hiểu, tôi mới biết để làm được những hành động đổi lại tiếng cười đấy là một địa ngục với các con vật".

Theo anh Minh, những con vật được huấn luyện bằng roi vọt, với các dụng cụ tra tấn, xiềng xích. "Tôi không muốn con, hoặc cháu tôi sẽ tiếp tục chứng kiến điều đấy. Tôi muốn chúng yêu thiên nhiên và động vật dựa trên sự tôn trọng", tác giả đạt giải nhất nói.

TRANH THAM GIA DỰ THI MS 019:Hệ thống poster: Sự Tàn Bạo của Xiếc Thú Tác Giả: Nguyễn Đình Tiến Dũng Địa Chỉ: Q11 Tp.HCM Hệ thống poster liên hoàn gồm 3 poster kết nối lại với nhau thể hiện không khí của một rạp xiếc đang sáng đèn với hàng trăm khán giả đang cổ vũ náo nhiệt trên những hàng ghế, thì bên dưới - những diễn viên thú - bất đắc dĩ phải chịu những trò tra tấn, dã man đầy áp lực để thực hiện những trò vui - tiêu khiển ngớ ngẩn, thực hiện những thủ thuật dưới sự đe dọa trừng phạt thể chất của con người. Hầu hết các khán giả đều không biết sau những ánh đèn màu lấp lánh, những dụng cụ biểu diễn xiếc đầy màu sắc ,những con thú biểu diễn những hành động không năm trong bản năng của chúng đều trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt, tàn bạo và đầy kinh hãi... Bộ 3 poster có thể chưa nêu lên hết tất cả các sự tàn bạo , dã man của xiếc thú nhưng nó cũng đã khắc họa, nhấn mạnh những hành động dã man , tiêu biểu của hình thức xiếc thú dã man,tất cả chỉ vì lợi ích của con người được gọi là

Giành giải nhì là "Sự tàn bạo của xiếc thú" của Nguyễn Đình Tiến Dũng, ở TP HCM. Bộ ba poster kết nối với nhau thể hiện không khí của một rạp xiếc đang sáng đèn với hàng trăm khán giả cổ vũ náo nhiệt trên những hàng ghế. 

Còn bên dưới, các diễn viên thú - bất đắc dĩ phải chịu những trò tra tấn để thực hiện màn mua vui. Hầu hết khán giả đều không biết sau ánh đèn màu lấp lánh, dụng cụ biểu diễn xiếc đầy màu sắc, loài thú biểu diễn những hành động không nằm trong bản năng của chúng đều trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt, tàn bạo và đầy kinh hãi.

TRANH THAM GIA DỰ THI MS 46: (chưa đặt tên) Tác giả: Đặng Nam Phương Mô tả ý tưởng : Không ai cấm các bạn xem , quan sát động vật hoang dã , và chọn xem xiếc ,nếu có xem, thì hãy luôn biết đằng sau những động tác của những động vật đó là máu , sức lực của những chú khỉ , sư tử , voi v...v...đó là sự bóc lột từ con người nhằm đem lại lợi nhuận cho rạp xiếc . và mình cam đoan rằng việc đi xem xiếc đó không phải là quan sát động vật hoang dã .

"Đằng sau những trò xiếc thú" đã giành giải ba. Tác giả Đặng Nam Phương nhắn nhủ: "Không ai cấm các bạn xem, quan sát động vật hoang dã và chọn xem xiếc. Nhưng nếu có xem thì các bạn hãy luôn biết rằng, phía sau động tác của động vật là máu và sức lực của khỉ, sư tử, voi. Đó là sự bóc lột từ con người nhằm đem lại lợi nhuận cho rạp xiếc và mình cam đoan rằng việc đi xem xiếc đó không phải là quan sát động vật hoang dã".

TRANH THAM GIA DỰ THI MS 24: No cheers abuse Tác giả: Phạm Minh Quân - Hà Nội Miêu tả: Các rạp xiếc thường biện hộ rằng chúng hoạt động nhằm mục đích giáo dục trẻ em vì nếu không lũ trẻ sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy những con vật này. Nhưng chính xác thì chúng ta dạy trẻ em điều gì qua mỗi lần tới rạp xiếc? BẠN KHÔNG BIẾT ĐƯỢC SỰ THẬT ĐẰNG SAU NHỮNG TRÒ XIẾC. Người huấn luyện và biểu diễn thường dùng sự tàn bạo để duy trì thế lấn át đối với động vật. Phương pháp huấn luyện ở các rạp xiếc thường sử dụng là các biện pháp gắn với nỗi sợ hãi, sự quy phục, hành vi tước đoạt các quyền tự nhiên của động vật.

Ban tổ chức đã trao giải khuyến khích cho "No cheers No abuse" của tác giả Phạm Minh Quân, ở Hà Nội. Nói về ý tưởng của bức tranh, Quân cho biết, các rạp xiếc thường biện hộ rằng họ hoạt động nhằm mục đích giáo dục trẻ em vì nếu không lũ trẻ sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy những con vật này.

"Nhưng sự thật là người huấn luyện và biểu diễn thường dùng sự tàn bạo để duy trì thế lấn át đối với động vật. Phương pháp huấn luyện ở các rạp xiếc thường sử dụng là các biện pháp gắn với nỗi sợ hãi, sự quy phục, hành vi tước đoạt các quyền tự nhiên của động vật", Quân nói.

Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam bày tỏ:

Giải khuyến khích hai được trao cho "It is the shame" của Nguyễn Đăng Khuyến, Hà Nội.

Theo tiến sỹ Tuấn Bendixsen, trưởng Đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam, khái niệm phúc lợi động vật vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam, vì vậy mục đích của cuộc thi không chỉ giới thiệu khái niệm này cho cộng đồng mà còn kêu gọi mỗi người nên có những hành động thiết thực tiến tới chấm dứt việc nuôi, và khai thác động vật hoang dã, đặc biệt trong môi trường như rạp xiếc.

RANH THAM GIA DỰ THI MS 34: Rạp xiếc hay nhà tù? Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền Địa chỉ: tp. Hồ Chí Minh Mô tả ý tưởng: Cuộc sống luôn có 2 mặt ngay cả trong rạp xiếc. Rạp xiếc thú là nơi những con thú được tỏa sáng trên sân khấu đầy màu sắc rực rỡ,dưới nhứng cái vỗ tay tán thưởng của con người, nhưng họ không biết được sự thật đằng sau những trò mua vui đó là gì, những trận đòn roi điện của người huấn luyện để bắt những con thú làm những hành động giống con người và giam cầm những con thú nghệ sĩ trong những chiếc chuồng chật hẹp, sống một cuộc sống bị tước đoạt quyền tự do hứng chịu nổi đau về thể xác lẫn tinh thần,con người xem những con thú giống như là công cụ để con người kiếm tiền, bức tranh nhắn nhủ rằng những cái gì đi trái lại quy luật của tự nhiên điều không tồn tại được lâu dài, liệu những con thú tội nghiệp đó sinh ra là để sống cùng đồng loại trong môi trường tự nhiên góp phần cân bằng hệ sinh thái hay sinh ra để làm nô lệ mua vui cho con người để rồi dẫn đến sự duyệt vong

Bức tranh của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, TP HCM với chủ đề "Rạp xiếc hay nhà tù?" đạt giải bình chọn 1. Tác phẩm gửi thông điệp, những cái gì đi trái lại quy luật của tự nhiên điều không tồn tại được lâu dài. Liệu những con thú tội nghiệp đó sinh ra là để sống cùng đồng loại trong môi trường tự nhiên góp phần cân bằng hệ sinh thái hay sinh ra để làm nô lệ mua vui cho con người để rồi dẫn đến sự duyệt vong?.

Mục đích của cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những điều mà động, vật hoang dã đang phải chịu đựng tại các rạp xiếc. Cuộc thi được Tổ chức từ 1/4/ 2014 và tính đến 1/7/2014, ban Tổ chức là Tổ chức Động vật Châu Á đã nhận được hơn 60 bài dự thi của các thí sinh từ khắp mọi miền tổ quốc.

Giải bình chọn 2 được trao cho tác phẩm "Xem xiếc thú là tội ác - Stop" của tác giả Nguyễn Thanh Hậu, Đà Nẵng. "Chúng ta phải nói không với xem xiếc thú và không đi xem xiếc thú, vì xem xiếc thú là tội ác. Chỉ đơn giản vậy thôi – chúng ta làm được, đúng không nào các bạn?", Thanh Hậu kêu gọi.

Cuộc thi được tổ chức từ 1/4 đến 1/7với hơn 60 tác phẩm ở nhiều lứa tuổi.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ