Đặc biệt là thực hiện Chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Từ năm 2010, khi Luật Viên chức có hiệu lực, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (trong đó vấn đề về quản lý định mức, số lượng giáo viên các cấp) được thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Thẩm quyền của Bộ GD&ĐT theo phân công của Chính phủ là quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và ban hành các văn bản quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về khung danh mục, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, làm căn cứ để địa phương, cơ sở giáo dục tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên các cấp.
Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức và thực hiện giao biên chế viên chức hằng năm (trong đó có giáo viên) cho các địa phương; Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng viên chức theo quy định.
Do đó, trong thời gian vừa qua, để có đủ định mức giáo viên theo quy định nhằm bảo đảm chất lượng thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là thực hiện Chương trình, SGK mới, Bộ GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên biên chế đã được giao của địa phương (chưa thực hiện tuyển dụng) để tuyển dụng giáo viên theo đúng định mức quy định của Bộ GD&ĐT; đồng thời kiến nghị với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về biên chế và tinh giản biên chế đối với ngành GD-ĐT nhằm tháo gỡ một số khó khăn của các địa phương trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, đồng thời bảo đảm điều kiện về đội ngũ để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó, từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã giao Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nghiên cứu định mức lao động kinh tế kỹ thuật của giáo viên phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới cơ chế quản lỷ nhân sự trong các cơ sở giáo dục phổ thông làm cơ sở để đề xuất, điều chỉnh các quy định về định mức, số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu mới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét điều chỉnh các quy định về định mức, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.