Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên ngay tại trường lớp

GD&TĐ - Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các em được giáo dục về đạo đức, lối sống lành mạnh và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên ngay tại trường lớp.

Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Nam Định) trong một hoạt động tập thể tại trường.
Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Nam Định) trong một hoạt động tập thể tại trường.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Là một trong những đơn vị dẫn đầu về chất lượng giáo dục của TP Nam Định trong nhiều năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phòng chống bạo lực học đường luôn được Trường Tiểu học Trần Quốc Toản chú trọng.

Cô Hiệu trưởng Vũ Thị Hương cho hay, nhà trường luôn xây dựng kế hoạch cho mỗi năm học đều có nội dung về giáo dục đạo đức cho học sinh. Với lứa tuổi tiểu học, các em phải được trải nghiệm trực tiếp từ những việc nhỏ như chăm sóc cây xanh, vệ sinh lớp học, tham gia hoạt động tập thể để tăng ý thức tự giác. Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố cũng như phụ huynh đồng hành, việc triển khai gặp nhiều thuận lợi.

Cô trò cùng nhau xây dựng kế hoạch Trường xanh - Lớp sạch với những việc làm cụ thể.

Cô trò cùng nhau xây dựng kế hoạch Trường xanh - Lớp sạch với những việc làm cụ thể.

Cũng theo lãnh đạo nhà trường, các em học sinh cần tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô; chấp hành tốt nội quy trường lớp; tránh xa với bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý. Học sinh được học cách kiềm chế cảm xúc; tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính hướng thiện trong mình.

Bên cạnh đó, cô Hương cũng nêu quan điểm, đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp các em phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

Học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường kỹ năng sống, tình đoàn kết.

Học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường kỹ năng sống, tình đoàn kết.

Một trận giao hữu bóng đá giữa các em học sinh tại sân thể thao của trường.

Một trận giao hữu bóng đá giữa các em học sinh tại sân thể thao của trường.

"Đồng thời, cần có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực. Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh. Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn trong công cuộc phòng chống bạo lực học đường" - cô Vũ Thị Hương nhấn mạnh.

Về phía các thầy cô, cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng sự gắn kết giữa các học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

Sự phối hợp của gia đình

Trong mọi cấp học, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao. Tại Trường Tiểu học Lê Lợi (TX.Sơn Tây, Hà Nội), công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu được nhà trường xác định ngay từ đầu năm học.

Cô Đoàn Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định, để giáo dục tốt học trò thì chính mỗi cán bộ, giáo viên phải thực sự là những tấm gương sáng trước tiên. Khi môi trường học đường lành mạnh với tràn đầy tình yêu thương, kỷ cương, trách nhiệm thì mỗi học sinh sẽ cảm nhận được điều đó và có ý thức tự giác tuân thủ nội quy, quy định trường lớp.

Các em học sinh tích cực tham gia chăm sóc, tưới nước cho các bồn cây tại sân trường.

Các em học sinh tích cực tham gia chăm sóc, tưới nước cho các bồn cây tại sân trường.

"Ngay từ thời điểm trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, các thầy cô đã hướng dẫn học sinh các công việc như dọn dẹp vệ sinh, nhặt cỏ tại các bồn cây xanh trong trường; chăm sóc vườn rau xanh và các công trình măng non. Đây là những công việc tuy nhỏ nhưng là thường nhật và rất thiết thực để giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên. Các em tham gia với tinh thần phấn khởi, vui vẻ" - cô Thanh Hương thông tin.

Ngoài ra, theo cô Đoàn Thị Thanh Hương, các bậc phụ huynh học sinh cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái ngay tại gia đình mình. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học. Nếu trẻ có biểu hiện nào bất thường cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động