Women Can Lead – Tại sao không?

GD&TĐ - Gala chung kết toàn quốc cuộc thi “Women Can Lead – Tại sao không?” diễn ra tại Học viện Tài chính ngày 20/12. Đây là giai đoạn 2 của chiến dịch “Bình thường hay bất thường – Howabnormal” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức.
Các đội thi đại diện cho 23 trường THPT, trường đại học, Học viện và Thành đoàn trên toàn quốc tại Gala chung kết toàn quốc.
Các đội thi đại diện cho 23 trường THPT, trường đại học, Học viện và Thành đoàn trên toàn quốc tại Gala chung kết toàn quốc.

Cuộc thi được phát động từ tháng 3/2018, thu hút sự tham gia trực tiếp của hơn 300 học sinh, sinh viên, thanh niên đến từ 24 đội thi đại diện cho 23 trường THPT, trường đại học, Học viện và Thành đoàn trên toàn quốc.

Tính đến 15/12/2018, 24 sản phẩm dự thi đã có gần 10.000 người tiếp cận trực tiếp qua các chương trình chung kết khu vực và các chương trình chào tân sinh viên, ngày hội việc làm, giao lưu với các đoàn phim... do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức, hơn 3.000.000 người xem và hơn 10.000.000 người tiếp cận trên mạng xã hội facebook.

Nhân vật trong các sản phẩm truyền thông cũng rất đa dạng, tuổi từ 11 đến 70: Từ nữ sinh đạt giải nhất cuộc thi Sinh học quốc tế, đến nữ cầu thủ bóng đá từng là đội trưởng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, nữ MC hiến toàn bộ cơ thể cho y học, nữ DJ đầu tiên của Miền Bắc, nữ doanh nhân nổi tiếng, nữ thủ lĩnh Đoàn-Hội, nữ thủ lĩnh các hoạt động thiện nguyện, nữ phó giám đốc sở, nữ chiến sĩ mũ nồi xanh Liên Hợp Quốc...

Ba nhân vật của các sản phẩm truyền thông tham gia cuộc thi Women Can Lead –Tại sao không? đã được mời phát biểu trong buổi giao lưu với bà Helen Clark – Cựu thủ tướng New Zeland và Tổng giám đốc UNDP toàn cầu.

“Women Can Lead – Tại sao không?” nhằm khuyến khích thanh niên, sinh viên các trường chủ động xây dựng các sản phẩm truyền thông (phóng sự ảnh, phim ngắn, video clip, âm nhạc, truyện tranh, fanpage, kênh youtube, website…) để lan tỏa thông điệp: “Ai cũng có thể có tố chất và khả năng lãnh đạo, bất kỳ là nam giới hay nữ giới”.

Các sản truyền thông của thanh niên cũng nêu cao sự chủ động trong công việc, khả năng tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, quyền theo đuổi đam mê, phát huy thế mạnh của mỗi người, sự bình đẳng trong trách nhiệm và công việc gia đình…

Bà Akiko Fujii – Phó Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam – chia sẻ: bạn không cần một danh hiệu hoặc một vị trí chính thức để làm một người lãnh đạo.

Phụ nữ có quyền theo đuổi niềm đam mê, phát huy thế mạnh mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ định kiến và rào cản nào về giới ở nơi làm việc. Phụ nữ có thể thành công trong mọi công việc, bao gồm cả lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên hoặc những ngành nghề được cho là đòi hỏi sức mạnh thể chất và tính linh hoạt như lái xe, nhân viên cảnh sát hoặc lính cứu hỏa…

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.