WHO coi biến thể Omicron là “đáng lo ngại”, Đức huy động không quân chống dịch

GD&TĐ - Hôm qua (26/11), WHO đã đặt tên cho biến thể B.1.1.529 mới phát hiện ở Nam Phi là Omicron và coi đây là một biến thể đáng lo ngại.

Tulio de Oliveira, Giám đốc Nền tảng giải trình tự đổi mới và nghiên cứu KwaZulu-Natal ở Nam Phi.
Tulio de Oliveira, Giám đốc Nền tảng giải trình tự đổi mới và nghiên cứu KwaZulu-Natal ở Nam Phi.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, WHO cho rằng biến thể này có một số lượng lớn các đột biến, trong đó có một số đột biến đáng lo ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm với biến thể này tăng lên so với các biến thể khác của Covid-19.

Người ta e rằng sự gia tăng mạnh các ca mắc Covid-19 ở tỉnh Gauteng của Nam Phi – nơi đầu tiên xác định được chủng virus đột biến nặng – có thể mang nghĩa là nó có nhiều khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch hơn các biến thể khác.

WHO cho biết số ca mắc bệnh Omicron “dường như đang gia tăng” ở hầu hết các tỉnh của Nam Phi.

Biến thể mới đã gây lo ngại trên toàn thế giới khi Liên minh châu Âu, Anh, Israel và Singapore tiến hành áp đặt các hạn chế đi lại đối với các quốc gia phía nam châu Phi. Omicron đã tới Israel. Đến nay mới có một ca mắc được xác định còn 2 ca khác đang chờ kết quả giải trình tự gen xét nghiệm Covid-19 của họ.

Hãng dược phẩm Nonavax Inc của Mỹ hôm qua cho biết bắt đầu nghiên cứu phiên bản vắc xin Covid-19 nhắm mục tiêu vào biến thể mới được phát hiện ở Nam Phi và sẽ có vắc xin sẵn sàng để thử nghiệm và sản xuất trong vài tuần tới.

Vắc xin Covid-19 của công ty này chứa một phiên bản thực tế protein đột biến của virus không thể gây bệnh nhưng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Nhà phát triển vắc xin cho biết họ đã bắt đầu phát triển một loại protein đột biến đặc biệt dựa trên trình tự di truyền đã biết của biến thể B.1.1.529 mà WHO gọi là Omicron.

Đức hôm qua báo cáo kỷ lục mới về số ca mắc trong ngày với 76.000 ca. Lực lượng không quân của họ lần đầu tiên phải sẵn sàng trong đại dịch để đưa bệnh nhân bị nặng đến các vùng khác của đất nước nhằm giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện đang gặp khó khăn.

Một ngày trước đó, Đức vượt qua ngưỡng 100.000 ca tử vong liên quan đến Covid-19 trong bối cảnh các đơn vị chăm sóc đặc biệt tại những bệnh viện chủ yếu nằm ở miền nam và miền đông đất nước đang hoạt động hết công suất.

Theo CNA/Israel national news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các thí sinh tranh tài tại sân chơi "Trạng nguyên tuổi 13".

Đi tìm 'Trạng nguyên tuổi 13' năm 2024

GD&TĐ - "Trạng nguyên tuổi 13" là cuộc thi bổ ích và lý thú, được đông đảo học sinh Trung học cơ sở trên cả nước hào hứng chờ đợi tham gia.