Vụ nhà 8B Lê Trực: Phá dỡ chậm do kỹ thuật là không có cơ sở

Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng cho biết, nhà 8B Lê Trực bị chậm tiến độ nhưng lại lấy lý do vì vấn đề kỹ thuật là không có cơ sở.

Vụ nhà 8B Lê Trực: Phá dỡ chậm do kỹ thuật là không có cơ sở

Tin tức trên báo Tiền Phong, liên quan việc phá dỡ diện tích vi phạm nhà 8B Lê Trực chậm tiến độ, ngoài lý do một số người xưng là khách hàng cản trở, đơn vị nhận thầu phá dỡ còn viện dẫn yếu tố kỹ thuật không đảm bảo để giải thích cho việc chậm trễ.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội, Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng khẳng định, yếu tố kỹ thuật không ảnh hưởng tốc độ phá dỡ.

Thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng (Sở Xây dựng) đã tiến hành kiểm định lại phương án phá dỡ do đơn vị nhận thầu phá dỡ là Cty Hải Anh Phát lập tháng 11/2015, đã được Cty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng thẩm định.

Vụ nhà 8B Lê Trực: Phá dỡ chậm do kỹ thuật là không có cơ sở - Ảnh 1

Tình trạng phá dỡ chậm tiến độ vẫn đang xảy ra tại tòa nhà 8B Lê Trực. (Ảnh: Tiền Phong)

Trong Văn bản gửi Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội ngày 16/5, Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng cho biết, về cơ bản thống nhất với phương án phá dỡ do Cty Hải Anh Phát lập và đã được thẩm định.

Ở giai đoạn 1(tầng 19), hệ kết cấu công trình trong và sau khi áp dụng phương án phá dỡ vẫn làm việc ổn định và đảm bảo an toàn theo điều kiện kiểm tra.

Căn cứ những ý kiến trên, Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng kết luận: Việc Cty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng thẩm định phương án phá dỡ do Cty Hải Anh Phát lập là có cơ sở.

Các yếu tố về kỹ thuật trong phương án phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) nhà 8B Lê Trực về cơ bản đã được giải quyết. Do vậy, biện lý do chậm phá dỡ do vấn đề kỹ thuật là không có cơ sở.

Một đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, văn bản trả lời của Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng đã hóa giải được những yếu tố kỹ thuật trong và sau khi phá dỡ tầng 19 nhà 8B Lê Trực. Căn cứ ý kiến của Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng, Sở Xây dựng sẽ có văn bản đôn đốc, giám sát các lực lượng chức năng phá dỡ diện tích vi phạm đúng tiến độ.

Trước đó, Người lao động đưa tin, từ ngày 6/3 vừa qua, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tiến hành cưỡng chế phần sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 9/1/2016 của UBND quận Ba Đình về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng công trình đối với công trình số 8B phố Lê Trực.

Vụ nhà 8B Lê Trực: Phá dỡ chậm do kỹ thuật là không có cơ sở - Ảnh 2

Tòa nhà 8B Lê Trực. (Ảnh: Người lao động)

Cuối tháng 4 vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội lại có văn bản đôn đốc, đề nghị UBND quận Ba Đình tập trung chỉ đạo UBND phường Điện Biên kiên quyết thực hiện Quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-UBND. Đồng thời cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho các đơn vị tham gia phá dỡ, kiên quyết xử lý các cá nhân cản trở thực hiện quyết định cưỡng chế.

Đến thời điểm này, tức hơn 2 tháng sau khi thực hiện cưỡng chế, diện tích phá dỡ nhà 8B Lê Trực đã được gần 400 m2/18.000 m2 sàn bê tông tầng 19.

Cùng ngày 12/5, một cán bộ Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, cũng cho biết thêm sở dĩ việc cưỡng chế chậm trễ vì phía Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực có đơn xin yêu cầu các cơ quan chức năng vào thẩm định thêm vì việc cưỡng chế vừa qua ảnh hưởng tới kết cấu chung của tòa nhà. Phường Điện Biên cũng đã báo cáo Sở Xây dựng về việc này.

Từ đầu tháng 5/2016, công tác phá dỡ công trình nhà 8B Lê Trực chậm tiến độ so với trước đó. Đến thời điểm này mới phá dỡ được gần 400m2 mặt sàn tầng 19.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.