'Vũ khí' giúp cá sấu tiêu diệt bệnh nhiễm nấm

GD&TĐ - Cá sấu đã xuất hiện trên Trái đất khoảng 83 triệu năm. Tổ tiên khổng lồ Deinosuchus của loài này được cho là từng ăn thịt khủng long.

Cá sấu có thể hồi phục dù thường xuyên bị thương.
Cá sấu có thể hồi phục dù thường xuyên bị thương.

Cá sấu được biết đến nhiều nhất với tư cách là kẻ săn mồi hung hãn nhất. Bên cạnh đó, loài bò sát này cũng có rất nhiều sức mạnh tấn công trong hệ thống miễn dịch.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thành phần độc đáo trong sinh lý học của cá sấu nước mặn. Thành phần này giúp hệ thống miễn dịch của cá sấu xác định và tiêu diệt các bệnh nhiễm nấm.

Điều này cho phép cá sấu phát triển mạnh trong vùng nước có vi khuẩn, dù chúng thường xuyên bị thương do tranh chấp lãnh thổ trong tự nhiên. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học La Trope (Australia) đã phân lập một cơ chế cảm nhận độ pH độc đáo được tạo thành từ các protein nhỏ, gọi là defensin, giúp phát hiện nhiễm trùng và cảnh báo hệ thống miễn dịch.

Đến nay, vai trò báo động của defensin chỉ xuất hiện ở những loài bò sát này. Defensin chưa được xác định ở bất kỳ loài thực vật hoặc động vật nào khác.

Những phát hiện này có phạm vi rất lớn để phát triển phương pháp điều trị nhắm mục tiêu, hiệu quả đối với bệnh nhiễm nấm ở người. Đây là tình trạng vốn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng do kháng thuốc kháng sinh gia tăng.

Ông Scott Williams - tác giả chính và nhà nghiên cứu tại Trường Đại học La Trobe - cho biết: “Cá sấu có khả năng chống nấm tuyệt vời. Chúng tôi đã tìm hiểu về cấu trúc của defensin ở cá sấu.

Chúng trông giống protein của con người một cách đáng ngạc nhiên. Điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể sử dụng chúng làm khuôn mẫu để điều trị nhiễm nấm ở người”.

Ở cá sấu nước mặn, defensin CpoBD13 có hoạt tính kháng khuẩn ghi nhận mức độ pH môi trường. Nó cho phép hệ thống miễn dịch của động vật nhận ra khu vực hoặc tế bào nào bị nhiễm bệnh, sau đó tấn công và tiêu diệt mầm bệnh nấm.

“Defensin ở cá sấu có thể thay đổi hoạt động của chúng dựa trên môi trường pH. Vì vậy, chúng tôi có thể thiết kế các defensin khác, tùy thuộc vào sự hiện diện của nhiễm trùng.

Một số phương pháp điều trị tác động lên các tế bào khỏe mạnh một cách tình cờ trong khi cơ chế này có thể giúp giảm những ảnh hưởng ngoài mục tiêu này và tập trung vào những gì có hại”, ông Williams cho biết.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, phát hiện của họ có thể dẫn đến sự phát triển của defensin tổng hợp có hoạt tính phụ thuộc vào độ pH. Từ đó, có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở người.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.