Phát hiện hóa thạch quái vật biển ‘cổ rắn, mặt cá sấu’

GD&TĐ - Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra hóa thạch của loài quái vật biển này vào năm 1995 trong cuộc khai quật phần trên cùng của Pierre Shale.

Đây là một thành hệ địa chất có niên đại từ đầu kỷ Phấn Trắng (cách đây 101 – 66 triệu năm). 'Quái vật biển' có những đặc điểm thể chất, hình dáng riêng biệt so với các thành viên khác của nhóm bò sát biển đã tuyệt chủng này.

Các nhà nghiên cứu đã công bố những phát hiện về loài mới trên tạp chí iScience ngày 26/9 vừa qua.

Mô phỏng loài Serpentisuchops pfisterae. Ảnh: Nathan Rogers.
Mô phỏng loài Serpentisuchops pfisterae. Ảnh: Nathan Rogers.

Walter Scott minds IV, nhà cổ sinh vật học từ Đại học Charleston ở Nam Carolina, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Thằn lằn đầu rắn thường có chiếc cổ dài với phần đầu nhỏ hoặc cổ ngắn và bộ hàm dài giống cá sấu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, con vật kì lạ, độc nhất lại giống loài lai giữa hai kiểu”.

Các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài mới là Serpentisuchops pfisterae, có nghĩa “mặt cá sấu cổ rắn”. Hóa thạch dài 7 mét của sinh vật này được trưng bày trong Bảo tàng Cổ sinh vật học Glenrock gần Casper (Wyoming) từ khi khai quật cách đây hơn 25 năm.

Nhà cổ sinh vật học Walter Scott Person IV nắm giữ một mảnh hộp sọ của Serpentisuchops pfisterae. Ảnh: Amanda Kelley.
Nhà cổ sinh vật học Walter Scott Person IV nắm giữ một mảnh hộp sọ của Serpentisuchops pfisterae. Ảnh: Amanda Kelley.

Trong nhiều thập kỷ sau đó, các nhà cổ sinh vật học đã tiến hành các nghiên cứu chi tiết phần còn lại của con vật. Phần này chiếm khoảng 35% cơ thể, bao gồm hàm dưới nguyên vẹn, hộp sọ cỡ lớn, phần cổ hoàn chỉnh, xương sống, phần lớn đuôi và một số xương sườn.

Phần duy nhất nhóm nghiên cứu còn thiếu là các chi hoặc chân chèo dùng để bơi của S. pfisterae.

Tại địa điểm khai quật, các nhà cổ sinh vật học cũng tìm thấy 19 chiếc răng. Trong đó, chỉ có một chiếc nằm nguyên trong hàm của mẫu vật, những chiếc còn lại nằm rải rác quanh bộ xương. Theo kết quả nghiên cứu, sự tồn tại của chân răng ở hàm có nghĩa số răng trên đến từ mẫu vật chứ không phải một con thằn lằn cổ rắn khác.

Walter Scott Person IV cho biết: “Những chiếc răng hình nón, cao, trơn nhẵn và không có răng cưa cho biết con vật này không thể cắn xuyên qua những bộ xương dày. Răng có một chức năng duy nhất, đó là thực hiện tốt công việc ngoạm và giữ con mồi. S. pfisterae có khả năng đuổi theo những con mồi trơn trượt không gây nhiều khó khăn như cá nhỏ hoặc động vật chân đầu”.

Ông cho rằng phát hiện này tiết lộ một sinh thái hoàn toàn mới, một loài động vật chuyên biệt hóa khác với tất cả các loài thằn lằn cổ rắn khác cùng thời.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.