Vĩnh Phúc tổ chức 9 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn và các KCN

GD&TĐ - Theo kế hoạch, năm 2022, Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc sẽ tổ chức 9 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn, các KCN, đô thị.

Năm 2022, Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc sẽ tổ chức 9 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn, các KCN, đô thị.
Năm 2022, Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc sẽ tổ chức 9 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn, các KCN, đô thị.

Nằm trong khuôn khổ kế hoạch xúc tiến thương mại ngành Công thương năm 2022, từ tháng 5 đến nay, Trung tâm Phát triển công thương (Sở Công thương) phối hợp với các địa phương tổ chức 5 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn, các khu công nghiệp, đô thị.

Ngày 13/8, tại sân vận động xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, phiên chợ hàng Việt thứ 5 được khai mạc phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân địa phương. Với các hoạt động dịch vụ-thương mại phong phú, địa điểm tổ chức phiên chợ hàng Việt luôn tạo không khí nhộn nhịp do có đông đảo nhân dân trong vùng đến tham quan, mua sắm và thưởng thức ẩm thực đa dạng.

Theo ghi nhận, vào buổi tối, sức mua sắm tại các phiên chợ tăng cao vì người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động đã nghỉ làm nên có thời gian đi chơi kết hợp mua sắm.

Quy mô mỗi phiên chợ có khoảng 60 gian hàng, được tổ chức từ 5-7 ngày (tùy theo nhu cầu, lượng khách đến tham quan, mua sắm). Các mặt hàng chủ đạo gồm quần áo, giày dép, đồ gia dụng, thực phẩm, các mặt hàng kim khí điện máy…

Mục tiêu của chương trình nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm hàng hóa tới người tiêu dùng.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2022, sẽ có 4 phiên chợ hàng Việt được tổ chức tại các địa phương, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tiến tới đẩy mạnh mối liên kết trao đổi, hợp tác; phát triển mạng lưới phân phối hàng Việt tới thị trường nông thôn, miền núi, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.